CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

60
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐỖ MẠNH HÙNG CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62.22.03.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HUẾ - NĂM 2016

Transcript of CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Page 1: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

ĐỖ MẠNH HÙNG

CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 62.22.03.13

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HUẾ - NĂM 2016

Page 2: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Công trình được hoàn thành tại

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế

Người hướng dẫn khoa học

1. PGS.TS. TRƯƠNG CÔNG HUỲNH KỲ

2. TS. NGUYỄN VĂN HOA

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận án

cấp Đại học Huế tại:

Vào hồi ....giờ..... ngày ..... tháng .... năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Đại học Sư phạm -

Đại học Huế

Page 3: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Đỗ Mạnh Hùng (2013), “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở

Việt Nam qua sự nhìn nhận, đánh giá của một số nhà nghiên

cứu Pháp”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quan hệ Việt - Pháp:

Quá khứ và hiện tại, Hội Hữu nghị Việt - Pháp tỉnh Thừa

Thiên Huế, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học Khoa

học - Đại học Huế, (tháng 4-2013), tr.106-109.

2. Đỗ Mạnh Hùng (2014), “Phong trào yêu nước và cách mạng

Quảng Bình 30 năm đầu thế kỉ XX”, in trong Báo cáo khoa

học Hội thảo Quốc gia về Quảng Bình 410 năm hình thành và

phát triển, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.456-467.

3. Đỗ Mạnh Hùng (2014), “Đặc điểm Cách mạng tháng Tám năm

1945 ở Quảng Bình”, in trong Báo cáo khoa học Hội thảo

Quốc gia về Quảng Bình 410 năm hình thành và phát triển,

Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr.500-512.

4. Đỗ Mạnh Hùng (2014), “Khởi nghĩa giành chính quyền tháng

8-1945 ở Hà Tĩnh”, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 272, tr.22-26.

5. Đỗ Mạnh Hùng (2015), "Các cuộc thương lượng với quân đội

Nhật trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh

Bắc Trung Bộ", Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 285, tr.12-17.

6. Đỗ Mạnh Hùng (2016), "Vai trò của Việt Minh Nguyễn Tri

Phương đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm

1945 ở Thừa Thiên Huế", Tạp chí Khoa học Đại học Huế (đã

nhận đăng).

7. Đỗ Mạnh Hùng (2016), "Thừa Thiên Huế trong cuộc vận động

Cách mạng tháng Tám năm 1945", Đề tài cấp Đại học Huế

(đang chờ nghiệm thu).

Page 4: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam thời cận hiện đại, Cách mạng tháng

Tám năm 1945 là một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại, đánh dấu một

bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc. Cách mạng tháng Tám đã tạo ra những

tiền đề cho sự phát triển và thắng lợi của dân tộc Việt Nam từ 1945 đến nay.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một vấn đề khoa học được nhiều

nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm và đã đạt được nhiều thành

tựu đáng kể. Bên cạnh những vấn đề chung của Cách mạng tháng Tám, một

số công trình mang tính khu vực và địa phương đã được tiếp cận. Cuộc vận

động Cách mạng tháng Tám ở các tỉnh đã được nghiên cứu nhưng chủ yếu

còn dưới dạng mô tả, vấn đề nêu đặc điểm gần như chưa được đề cập. Cách

mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ là một vấn đề quan trọng nhưng

chưa được các nhà sử học nghiên cứu toàn diện và có hệ thống.

Đóng góp vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 có các

tỉnh Bắc Trung Bộ. Đây là địa bàn chiến lược của xứ Trung Kì. Bộ máy cai trị

cũng như lực lượng quân sự của thực dân Pháp và phát xít Nhật ở đây tương

đối mạnh. Vì vậy, Bắc Trung Bộ là một trong những trung tâm cách mạng của

cả nước.

Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945, các tỉnh Bắc

Trung Bộ có một vị trí, vai trò quan trọng. Đây là một trong những khu vực

diễn ra cuộc khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi sớm nhất ở tỉnh lị, trực

tiếp chấm dứt chế độ phong kiến lạc hậu và Chính phủ Trần Trọng Kim.

Cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Bắc Trung Bộ có nét

sáng tạo về tập hợp lực lượng, phương thức khởi nghĩa và hình thái giành

chính quyền. Vì vậy, nghiên cứu Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các

tỉnh Bắc Trung Bộ là việc làm có ý nghĩa về mặt khoa học và có giá trị thực

tiễn sâu sắc.

Vì những lí do trên, tôi chọn vấn đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở

các tỉnh Bắc Trung Bộ” làm đề tài Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt

Nam.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Khu vực Bắc Trung Bộ đặt dưới lãnh đạo của Xứ

ủy Trung Kì, bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng

Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên.

- Về thời gian: Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 26-8-1945, là thời gian

trực tiếp chuẩn bị và khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh.

Page 5: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1. Mục đích nghiên cứu: Tái hiện có hệ thống và toàn diện về

cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu để xác định các vấn đề cần tiếp tục

nghiên cứu về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

- Phân tích bối cảnh lịch sử của cuộc vận động Cách mạng tháng

Tám ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

- Trình bày công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các

tỉnh Bắc Trung Bộ từ tháng 9-1939 đến tháng 8-1945.

- Làm sáng tỏ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm

1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

- Trên cơ sở đó, phân tích đặc điểm; ưu điểm, hạn chế; vai trò và bài

học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung

Bộ.

4. NGUỒN TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu

- Nguồn tài liệu thành văn

+ Tài liệu đã công bố

+ Tài liệu lưu trữ

- Nguồn tài liệu khảo sát điền dã

4.2. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác -

Lênin, của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực

cách mạng, xây dựng Đảng, vận động quần chúng, xây dựng lực lượng vũ

trang, đặc biệt là khởi nghĩa giành chính quyền.

- Trong luận án, chúng tôi kết hợp phương pháp lịch sử, phương pháp

lôgic và các phương pháp cụ thể của chuyên ngành như miêu tả, phân tích,

tổng hợp; đồng thời, sử dụng phương pháp thống kê, so sánh và các phương

pháp liên ngành như điền dã, phỏng vấn nhân chứng...

5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Thứ nhất, tái hiện toàn cảnh bức tranh lịch sử về Cách mạng tháng

Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Thứ hai, rút ra đặc điểm đặt trong mối quan hệ đối sánh Cách mạng

tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ với các tỉnh đồng bằng Bắc

Bộ, các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ; nêu lên ưu điểm,

hạn chế; vai trò và bài học kinh nghiệm.

Thứ ba, cung cấp hệ thống tư liệu tương đối hoàn chỉnh về Cách

mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Thứ tư, luận án là tài liệu tham khảo để nghiên cứu và học tập Cách

mạng tháng Tám năm 1945 ở bậc đại học và cao đẳng; góp phần giáo dục

Page 6: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

truyền thống yêu nước, cách mạng cho các tầng lớp nhân dân ở các tỉnh Bắc

Trung Bộ, là tài liệu bổ ích giúp giáo viên ở các trường trung học phổ thông

biên soạn và giảng dạy phần lịch sử địa phương trong chương trình lịch sử.

6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 4

chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

Chương 2: Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các

tỉnh Bắc Trung Bộ (từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945).

Chương 3: Gấp rút chuẩn bị về mọi mặt và khởi nghĩa giành chính

quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ (từ tháng 3-1945 đến tháng 8-1945).

Chương 4: Một số nhận xét về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở

các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Các tỉnh Bắc Trung Bộ nằm dọc theo ven biển, từ 160 đến 20

030

’ vĩ

độ Bắc và từ 106002

’ đến 108

002

’ kinh độ Đông bao gồm các tỉnh Thanh

Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một chủ đề khoa học lớn, hấp dẫn,

thu hút nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Liên quan đến Cách mạng

tháng Tám năm 1945 nói chung và ở các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng đã có

nhiều công trình được công bố, đề cập đến những khía cạnh khác nhau.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt

Nam

1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước

Ở nhóm này gồm các công trình tiêu biểu như: Trường Chinh (1946),

Cách mạng tháng Tám; Viện Sử học (1960), Cách mạng tháng Tám - Tổng

khởi nghĩa ở Hà Nội và các địa phương; Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng

Trung ương (1967), Tìm hiểu tính chất và đặc điểm của Cách mạng tháng

Tám; Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt

Nam; Viện Lịch sử Đảng (1985), Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945; Viện

Lịch sử Đảng (1995), Lịch sử Cách mạng tháng Tám 1945; Ngô Văn Minh

(2005), Cách mạng tháng Tám tại các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ; Nguyễn

Đình Cả (2010), Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 ở đồng bằng Bắc Bộ;…

Các công trình nghiên cứu trên đây đã tập trung làm sáng tỏ về bối

Page 7: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

cảnh lịch sử, quá trình chuẩn bị lực lượng, diễn biến, tính chất, đặc điểm, ý

nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của Cách mạng

tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Một số công trình đã đề cập đến diễn biến

cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương, trong đó có các tỉnh Bắc

Trung Bộ.

1.2.1.2. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Paul Mus (1952), Vietnam, Sociologie d’une guerre; Chales Fourniau

(1961), “Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam”; Stein Tonnesson (1991), The

Vietnamese Revolution of 1945, Roosevelt, Ho Chi Minh and De Gaulle in a

world at war; David G.Marr (1995), Vietnam 1945. The quest for power,

University of California press;…

Các công trình nghiên cứu trên đã có một số đánh giá hợp lí về Cách

mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân

nên một số tác giả chưa thấu hiểu được vai trò của Đảng Cộng sản Đông

Dương, Mặt trận Việt Minh và tính chủ động của nhân dân Việt Nam trong

quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Các công trình nghiên cứu

ít đề cập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

1.2.1.3. Các hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ và các bài nghiên

cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành

Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương (1963), Cuộc tọa đàm về

Cách mạng tháng Tám; Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

(2010); Cách mạng tháng Tám ở Nam Bộ; Nguyễn Văn Trung (2012), Báo chí

của các cấp Đảng bộ Trung Kì trong những năm 1930 - 1945, Luận án Tiến sĩ

Lịch sử; Trần Huy Liệu (1956), “Mấy nét đặc biệt về Cách mạng tháng Tám”,

Tập san Văn Sử Địa, số 20; Nguyễn Công Bình (1960), “Bàn về tính chất

Cách mạng tháng Tám”, Nghiên cứu Lịch sử, số 17; Lương Sơn Châu (1970),

“Vấn đề thời cơ - Từ khởi nghĩa tháng Mười Nga đến khởi nghĩa tháng Tám

của Việt Nam, Nội san Nghiên cứu Lịch sử Đảng, số 03; Thanh Đạm (1975),

“Nghiên cứu vấn đề tầng lớp trung gian trong thời kì Cách mạng tháng Tám”,

Nghiên cứu Lịch sử, số 163; Nguyễn Thành (1990), “Cách mạng tháng Tám

1945 trong dư luận chính trị ở Pháp”, Nghiên cứu Lịch sử, số 04; Văn Tạo

(2005), “Cách mạng tháng Tám - thắng lợi của đường lối chiến lược, sách

lược chủ động và sáng tạo của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 739; Nguyễn

Hoàng Giáp (2010), “Tầm vóc thời đại của Cách mạng tháng Tám”, Tạp chí

Lịch sử Đảng, số 08;…

Các hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ và bài nghiên cứu trên đã cung

cấp những tư liệu mới, đặt ra nhiều vấn đề và đánh giá mới về Cách mạng

tháng Tám năm 1945. Trên cơ sở tập hợp các bài viết chuyên khảo, chúng

tôi đã có sự đối chứng, so sánh, mở rộng những nhận định, đánh giá về cuộc

vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

1.2.2. Những công trình về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở

Page 8: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

các tỉnh Bắc Trung Bộ

1.2.2.1. Các công trình lịch sử địa phương

Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Thanh Hóa (1966); Sơ giản

lịch sử Cách mạng tháng Tám (1939 - 1945); Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng

Tỉnh ủy Nghệ An (1966), Cách mạng tháng Tám 1939 - 1945; Ban Nghiên

cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Hà Tĩnh (1966), Thời kì Cách mạng tháng Tám

(1939 - 1945); Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Quảng Bình (1974),

Lịch sử Cách mạng tháng Tám Quảng Bình (sơ thảo); Ban Chấp hành Đảng

bộ tỉnh Hà Tĩnh (1993), Lịch sử Đảng bộ Hà Tĩnh, tập 1 (1930 - 1954); Ban

Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình (1995), Lịch sử Đảng bộ Quảng Bình,

tập 1 (1930 - 1954); Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế (1995),

Lịch sử Đảng bộ Thừa Thiên Huế, tập 1 (1930 - 1954); Ban Chấp hành

Đảng bộ tỉnh Quảng Trị (1996), Lịch sử Đảng bộ Quảng Trị, tập 1 (1930 -

1954); Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An (1998), Lịch sử Đảng bộ

Nghệ An, tập 1 (1930 - 1954); Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

(2010), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (1930 - 1954);...

Những công trình trên mới chỉ dừng lại ở việc tái hiện các sự kiện

lịch sử có liên quan đến vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào cách

mạng của nhân dân tại các địa phương, vấn đề nêu đặc điểm gần như chưa

được đề cập. Có nhiều vấn đề quan trọng chưa được giải quyết thấu đáo

hoặc còn đang tranh luận hay xác minh. Hầu hết các công trình ít khai thác

và sử dụng nguồn tư liệu của chính quyền thực dân Pháp và phát xít Nhật.

1.2.2.2. Các hội thảo khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và

các bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội khoa học Lịch sử tỉnh Thừa

Thiên Huế (2015), Trí thức và tôn giáo Thừa Thiên Huế với Cách mạng

tháng Tám - 70 năm nhìn lại, Kỉ yếu Hội thảo khoa học; Nguyễn Thị Đảm

(1994), Công nhân xí nghiệp vôi thủy Long Thọ (1896 - 1945), Luận án Phó

tiến sĩ khoa học Lịch sử; Trần Văn Thức (2003), Quá trình vận động cách

mạng giải phóng dân tộc ở Nghệ An thời kì 1939 - 1945, Luận án Tiến sĩ

Lịch sử; Nguyễn Tất Thắng (2012), Phong trào yêu nước và cách mạng Hà

Tĩnh từ cuối thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, Luận án Tiến

sĩ Lịch sử; Lê Thị Tuyết Nhung (2011), Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở

Quảng Trị, Luận văn Thạc sĩ sử học; Trần Văn Thức (2003), “Góp phần làm

sáng tỏ thêm cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An”, Nghiên cứu

Lịch sử, số 01;…

1.2.3. Những vấn đề liên quan đến đề tài đã được các công trình

nghiên cứu giải quyết

Vấn đề “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ”

bước đầu đã được các nhà nghiên cứu đề cập ở một số góc độ khác nhau.

Tuy nhiên, do mục đích của các công trình, cho đến nay vẫn chưa có một công

Page 9: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

trình nghiên cứu thật sự có tính hệ thống, toàn diện về vấn đề này dưới góc độ

khu vực.

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở khảo cứu nguồn tài liệu từ nhiều phía, phân tích chính sách

thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và Nam triều ở các tỉnh Bắc Trung

Bộ từ năm 1939 đến năm 1945, nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để làm

sáng tỏ như: Những thủ đoạn vừa đàn áp khủng bố quyết liệt lực lượng cách

mạng trên địa bàn, vừa mua chuộc thâm độc nhằm lôi kéo, dụ dỗ những phần

tử nhẹ dạ, cả tin, phá hoại sự đoàn kết thống nhất trong tổ chức Đảng các cấp

và khối đại đoàn kết các dân tộc ở Bắc Trung Bộ của thực dân Pháp và phát

xít Nhật.

Tái hiện một cách chi tiết và đầy đủ về quá trình chuẩn bị khởi nghĩa

giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ từ năm 1939 đến năm 1945 trên

các khía cạnh cụ thể như: Sự vận dụng đường lối lãnh đạo cách mạng của

Đảng Cộng sản Đông Dương; quá trình xây dựng, khôi phục và thống nhất

tổ chức cơ sở Đảng; xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, căn

cứ địa; tập dượt quần chúng đấu tranh.

Mặt khác, cần làm sáng tỏ quá trình khởi nghĩa giành chính quyền ở

các tỉnh Bắc Trung Bộ trên các phương diện: Phong trào khởi nghĩa từng

phần; việc nhận định tình hình, chớp thời cơ, chủ động đề ra kế hoạch khởi

nghĩa và diễn biến của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền. Phân tích vai trò

của tầng lớp thanh niên trí thức trong quá trình giành chính quyền ở một số

địa phương. Rút ra những ưu điểm và hạn chế của Cách mạng tháng Tám

năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Hơn nữa, cần làm nổi rõ đặc điểm về quá trình chuẩn bị, hình thái

vận động, phương thức khởi nghĩa giành chính quyền của Cách mạng tháng

Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ qua sự đối sánh với Cách mạng

tháng Tám ở các khu vực lân cận. Mặt khác, phân tích vai trò của Cách

mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đối với Cách mạng

tháng Tám năm 1945 trong toàn quốc và đối với sự nghiệp cách mạng của

nước bạn Lào. Đúc rút một số bài học kinh nghiệm từ quá trình chuẩn bị và

khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh, mà những kinh nghiệm đó có thể

vận dụng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển ở Bắc Trung Bộ hiện nay.

Chương 2

QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ (TỪ THÁNG 9-1939 ĐẾN THÁNG 3-1945)

2.1. TÌNH HÌNH CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRƯỚC CHIẾN

TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và

Page 10: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

truyền thống yêu nước, cách mạng của các tỉnh Bắc Trung Bộ trước năm

1930

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Trên một miền đất rộng, địa hình Bắc Trung Bộ rất đa dạng, có đủ

rừng núi, trung du, đồng bằng và thềm lục địa.

Bắc Trung Bộ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng

mưa lớn, đồng bằng hẹp ngang, khiến cho hệ thống sông ngòi ở đây có

những nét đặc thù. Phần lớn các con sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam, qua nhiều miền địa hình, chủ yếu là rừng núi nên sông ngắn, dốc,

nước chảy xiết. Lưu lượng nước không nhiều, phụ thuộc vào chế độ mưa.

2.1.1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội

Các tỉnh Bắc Trung Bộ với thành phố Huế là kinh đô của Nam triều,

cũng là nơi tập trung bộ máy cai trị của xứ Trung Kì bảo hộ. Triều đình

phong kiến đứng đầu là nhà vua, quan lại, hoàng tộc và 6 bộ đã trở thành

phương tiện phục vụ cho thực dân Pháp. Mọi hoạt động của triều đình đều

bị chi phối bởi Khâm sứ Trung Kì. Tại các tỉnh, chính quyền “bảo hộ” của

thực dân Pháp nắm hết mọi quyền hành chính và tư pháp.

Sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1896), thực dân Pháp

tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô ngày càng

lớn đã tạo nên sự chuyển biến đáng kể của các khu vực kinh tế ở các tỉnh

Bắc Trung Bộ. Bên cạnh đó, hệ thống trường học các cấp và cơ sở y tế có

bước phát triển so với thời gian trước.

Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã dẫn đến sự phân

hóa giai cấp trong xã hội ở các tỉnh ngày càng sâu sắc. Trừ một bộ phận tư

sản mại bản và đại địa chủ có quyền lợi gắn chặt với thực dân Pháp, cấu kết

với chúng, còn đại bộ phận địa chủ vừa và nhỏ, tiểu tư sản và tư sản dân tộc

đều có mâu thuẫn với thực dân Pháp, có tinh thần dân tộc. Giai cấp nông

dân và công nhân bị áp bức bóc lột hết sức nặng nề, là lực lượng đông đảo

và hăng hái của cách mạng.

Các điều kiện kinh tế, xã hội trên đây là tiền đề thúc đẩy nhân dân

các tỉnh Bắc Trung Bộ bước sang thời kì đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh

đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

2.1.1.3. Truyền thống yêu nước và cách mạng

Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), nhân dân các tỉnh Bắc

Trung Bộ đã kiên quyết đứng lên giết giặc cứu nước. Tiêu biểu là cuộc khởi

nghĩa năm Giáp Tuất (1874) do Trần Tấn, Đặng Như Mai, Trần Quang Cán

lãnh đạo nổ ra ở Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Trong phong trào Cần

Vương cuối thế kỉ XIX, Bắc Trung Bộ là khu vực mà phong trào đạt đến

đỉnh cao, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) do Phan

Đình Phùng lãnh đạo.

Bắc Trung Bộ là địa bàn chiến lược của phong trào yêu nước ở Việt

Page 11: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Nam đầu thế kỉ XX. Ngày 14-7-1925, các chính trị phạm mới ra tù và một

số thanh niên tân học tổ chức cuộc họp tại núi Con Mèo (Vinh - Bến Thủy)

quyết định thành lập Hội Phục Việt.

Có thể thấy, trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc,

nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ đã hun đúc được cho mình một bản sắc

riêng, đó là sự cố kết với nhau để chống kẻ thù chung.

2.1.2. Sự ra đời của tổ chức Đảng và phong trào cách mạng của

nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ những năm 1930 - 1939

2.1.2.1. Sự ra đời của tổ chức Đảng ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Sự hoạt động tích cực của lớp người cộng sản đầu tiên như: Hồ Tùng

Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Trương Vân Lĩnh… đã dẫn đến sự ra

đời, đoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Tân Việt Cách

mạng đảng ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tháng 3-1930, Phân cục

Trung ương Đảng tại Trung Kì được thành lập và đến giữa năm 1930 đổi tên

thành Xứ ủy Trung Kì do Nguyễn Phong Sắc làm Bí thư. Sau khi thành lập,

Xứ ủy cử cán bộ, đảng viên về các tỉnh để xây dựng, phát triển hệ thống tổ

chức Đảng. Tính đến cuối năm 1930 phần lớn các tỉnh Bắc Trung Bộ hình

thành được hệ thống đảng bộ, gồm 6 ban tỉnh ủy: Vinh (3-1930), Nghệ An (3-

1930), Hà Tĩnh (3-1930), Quảng Trị (4-1930), Thừa Thiên (4-1930), Thanh

Hóa (7-1930); 20 thị ủy và huyện ủy; trên 239 chi bộ, 1.440 đảng viên.

Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập tại các tỉnh đánh dấu bước

phát triển quan trọng của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc tại khu vực

này.

2.1.2.2. Phong trào cách mạng của nhân dân các tỉnh Bắc Trung

Bộ những năm 1930 - 1939

Dựa vào đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra trong “Chính

cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt” (2-1930) và “Luận cương chính trị” (10-

1930), Xứ ủy Trung Kì phát động quần chúng đấu tranh chống đế quốc và

phong kiến, đòi quyền lợi cho các tầng lớp nhân dân.

Trên cơ sở đó, tổ chức Đảng các tỉnh Bắc Trung Bộ vận động quần

chúng đấu tranh đòi các quyền lợi dân sinh, dân chủ. Tiêu biểu là đợt đấu

tranh kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 diễn ra ở tất cả các tỉnh. Sau

đợt đấu tranh ngày 1-5-1930, phong trào tiếp tục phát triển cả về số lượng và

chất lượng. Từ đầu tháng 9-1930 trở đi, phong trào cách mạng ở Nghệ An,

Hà Tĩnh phát triển ngày càng quyết liệt, riêng ở Nghệ An và Hà Tĩnh nổ ra

1.209 cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân.

Cơn bão táp cách mạng ở Nghệ An, Hà Tĩnh dâng lên mạnh mẽ, làm

cho hệ thống chính quyền của đế quốc phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều

nơi, đưa đến việc thành lập chính quyền Xô viết ở 200 làng thuộc tỉnh Nghệ

An và 172 làng ở Hà Tĩnh. Trước tình hình đó, thực dân Pháp tiến hành

Page 12: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

“khủng bố trắng”. Trung ương Đảng và Xứ ủy Trung Kì ra nghị quyết phát

động quần chúng nhân dân đấu tranh ủng hộ Nghệ Tĩnh đỏ.

Thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng và Xứ ủy Trung Kì, tại

các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Thanh Hóa, truyền đơn xuất

hiện ở nhiều nơi kêu gọi ủng hộ Nghệ Tĩnh đỏ và phản đối chính sách khủng

bố của thực dân Pháp. Bên cạnh đó, các cuộc đấu tranh liên tiếp nổ ra ở các

tỉnh. Trước sự phát triển của phong trào, thực dân Pháp tập trung lực lượng

và sử dụng các thủ đoạn thâm độc để đối phó. Do đó, từ giữa năm 1931,

phong trào tạm lắng và chuyển sang một giai đoạn đấu tranh mới.

Mặc dù bị tổn thất nặng nề nhưng cán bộ, đảng viên và quần chúng

cách mạng ở các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn thể hiện tinh thần kiên cường bất

khuất, đấu tranh để khôi phục phong trào trong những năm 1932 - 1935.

Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của tù chính trị ở nhà lao các tỉnh. Cuộc đấu

tranh để phục hồi và phát triển hệ thống tổ chức Đảng đạt được những kết

quả quan trọng, đỉnh cao là việc lập lại các Tỉnh ủy Thanh Hóa, Nghệ An,

Hà Tĩnh và hệ thống cơ sở đảng ở các huyện, tổng, làng. Phong trào đấu

tranh từng bước được khôi phục với sự xuất hiện các cuộc đấu tranh của

công nhân, nông dân và đấu tranh trên mặt trận tư tưởng. Trước sự phục hồi

và phát triển của phong trào, thực dân Pháp tiến hành khủng bố. Đến cuối

năm 1935, tổ chức Đảng các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên lần lượt bị vỡ.

Trước những chuyển biến của tình hình thế giới và trong nước, tháng

7-1936 Hội nghị Trung ương Đảng họp ở Thượng Hải để định ra đường lối

và phương pháp đấu tranh trong tình hình mới. Tỉnh ủy các tỉnh được lập

lại: Nghệ An (9-1936), Hà Tĩnh (10-1936), Thừa Thiên (4-1937), Quảng Trị

(7-1937). Đến thời gian này, Quảng Bình vẫn chưa lập được Tỉnh ủy.

Trên cơ sở đó, phong trào đấu tranh ở các tỉnh chuyển sang một giai

đoạn mới. Mở đầu là phong trào vận động tổ chức Đông Dương đại hội năm

1936, tiếp đến là các cuộc đón Godart đầu năm 1937. Trong những năm

1937 - 1938, tổ chức Đảng các tỉnh hai lần vận động bầu cử thắng lợi cho

các ứng cử viên của Mặt trân dân chủ vào Viện Dân biểu Trung Kì và đấu

tranh chống “Dự án tăng thuế” năm 1938. Các cuộc đấu tranh đòi dân sinh,

dân chủ của công nhân và nông dân liên tiếp nổ ra. Ở các tỉnh Thanh Hóa,

Nghệ An, Hà Tĩnh còn có phong trào đòi “Phòng thủ Đông Dương” và cuộc

vận động ủng hộ nhân dân Trung Hoa chống phát xít Nhật.

Kết quả của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là một trong những tiền

đề để các tỉnh Bắc Trung Bộ tiến hành công cuộc chuẩn bị giải phóng dân

tộc.

2.2. QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

2.2.1. Bối cảnh lịch sử và sự chuyển hướng chỉ đạo cách mạng

Việt Nam của Đảng Cộng sản Đông Dương

2.2.1.1. Tình hình trong nước và các tỉnh Bắc Trung Bộ

Page 13: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp

tiến công phong trào cách mạng Việt Nam. Chính quyền thuộc địa thực hiện

chính sách “kinh tế chiến tranh” nhằm cung cấp tối đa tiềm lực của Đông

Dương cho chính quốc. Tháng 9-1940, phát xít Nhật xâm lược Đông

Dương. Nhân dân Đông Dương phải chịu ách thống trị của cả Pháp lẫn

Nhật.

Được sự hậu thuẫn của thực dân Pháp và phát xít Nhật, nhiều đảng

phái và nhóm chính trị được thành lập. Ngày 5-10-1939, Bảo Đại ban hành

đạo dụ cấm tất cả các cuộc hội họp tuyên truyền cộng sản ở Trung Kì và tịch

thu các loại sách báo tiến bộ.

Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, thực dân Pháp tiến hành cuộc tổng điều

tra dân số, sắp xếp lại hệ thống hành chính nhằm tăng cường nguồn nhân lực

để thực hiện chính sách khai thác, bóc lột. Sau hiệp ước ngày 23-7-1941,

phát xít Nhật bắt đầu đưa quân vào các tỉnh. Thừa Thiên, Quảng Trị, Nghệ

An và Thanh Hóa trở thành các căn cứ quân sự quan trọng của Nhật.

Ở Bắc Trung Bộ, phần tử thân Nhật “sáng giá” nhất là Ngô Đình

Diệm. Giữa năm 1943, Ngô Đình Diệm cử Phan Thúc Ngộ sang Nhật bắt

liên lạc với Cường Để, đồng thời giao Đỗ Mậu thảo một kế hoạch, chuẩn bị

cho Cường Để về nước lập chính phủ thân Nhật.

Đi đôi với chính sách khủng bố về chính trị, thực dân Pháp tăng cường

bóc lột về kinh tế để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh. Nhân cơ hội chiến tranh,

tư sản mại bản, tư sản nước ngoài ở các tỉnh Bắc Trung Bộ ra sức vơ vét hàng

hóa, đầu cơ tích trữ làm cho hàng hóa càng khan hiếm. Ở các vùng nông thôn,

tầng lớp địa chủ, quan lại, kể cả tổng lí cũng dùng đủ mọi mưu mẹo để bóc lột

nhân dân. Vì vậy, đời sống của nông dân và công nhân hết sức khó khăn. Đời

sống của tiểu tư sản, tư sản, địa chủ vừa và nhỏ cũng sa sút. Không có con

đường nào khác, họ phải vùng dậy đấu tranh để lật đổ ách thống trị bạo tàn, thiết

lập nên một chế độ xã hội mới.

2.2.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương

Từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 đến Hội nghị Trung ương 8,

Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu

tranh trong tình hình mới với các nội dung quan trọng như: Đặt nhiệm vụ

giải phóng dân tộc lên hàng đầu; tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất,

chỉ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian phản quốc

chia cho dân cày, tiến hành giảm tô, giảm tức, chia lại công điền cho hợp lí,

tiến tới thực hiện khẩu hiệu người cày có ruộng; tăng cường mặt trận dân tộc

thống nhất; nhấn mạnh đến sự đoàn kết ba dân tộc ở Đông Dương; chủ

trương về khởi nghĩa vũ trang và dự kiến hình thái khởi nghĩa là từ khởi

nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa khi thời cơ chín muồi.

2.2.2. Kết hợp chuẩn bị với đấu tranh tiến tới khởi nghĩa giành

chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Page 14: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

2.2.2.1. Khôi phục tổ chức cơ sở Đảng sau các đợt khủng bố của

thực dân Pháp

Mặc dù bị thực dân Pháp khủng bố dữ dội nhưng sau một thời gian,

tổ chức Đảng ở phần lớn các tỉnh Bắc Trung Bộ được củng cố lại và có bước

phát triển. Tính đến tháng 3-1945, 4/6 tỉnh ở Bắc Trung Bộ có tổ chức Đảng

là Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên; trong đó 2 tỉnh có cơ

quan tỉnh ủy lãnh đạo là Thanh Hóa, Thừa Thiên. Các tỉnh Nghệ An, Hà

Tĩnh có đảng viên hoạt động song không lập lại được tổ chức Đảng. Tuy

chưa được đều khắp, thiếu vững chắc nhưng sự khôi phục lại bộ máy lãnh

đạo các cấp đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi hệ thống tổ chức

của Đảng và trong lãnh đạo phong trào cách mạng.

2.2.2.2. Xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng

Xây dựng lực lượng chính trị

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-

1939, tổ chức Đảng các tỉnh chủ trương chuyển các tổ chức quần chúng từ

công khai thành các đoàn thể “phản đế”, nhờ đó hệ thống tổ chức quần

chúng có những nơi lên đến cấp huyện. Các tổ chức xã hội như Thanh niên

Phật tử, Thanh niên thể dục thể thao, Hội truyền bá quốc ngữ được thành

lập, thu hút sự tham gia đông đảo của thanh niên, trí thức, tín đồ Phật tử trên

địa bàn các tỉnh.

Sau khi nhận được “Nghị quyết Trung ương 8”, từ đầu cho đến cuối

năm 1942, tổ chức Đảng các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng

Trị và Thừa Thiên đã thành lập Ủy ban Việt Minh hay Ủy ban vận động

Việt Minh ở một số nơi, đồng thời chuyển các hội phản đế thành các hội cứu

quốc, cơ sở Việt Minh hình thành ở Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Yên Định

(Thanh Hóa); Vinh, Quỳnh Lưu, Diễn Châu (Nghệ An); Quảng Trạch, Bố

Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy (Quảng Bình); Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải

Lăng (Quảng Trị), Phong Điền, Huế, Phú Lộc (Thừa Thiên).

Đầu năm 1943, tổ chức Đảng ở Hà Tĩnh vẫn chưa liên lạc được với

Trung ương. Trước tình hình đó, một số cán bộ đã thành lập một tổ chức

cách mạng, lấy tên là Hội Việt Nam cứu quốc. Sau khi thành lập, Hội Việt

Nam cứu quốc Hà Tĩnh bắt liên lạc được với tổ chức Đảng ở Nghệ An, nhận

được các tài liệu của Mặt trận Việt Minh. Tháng 4-1943, Hội Việt Nam cứu

quốc Hà Tĩnh đổi thành Mặt trận cứu quốc. Mặt trận cứu quốc Hà Tĩnh đã

tích cực xây dựng cơ sở ở các huyện Can Lộc, Đức Thọ, Thạch Hà, Cẩm

Xuyên, Hương Sơn, Hương Khê.

Điểm nổi bật trong xây dựng lực lượng chính trị ở các tỉnh Bắc

Trung Bộ là sự phát triển của Hội truyền bá quốc ngữ. Thông qua hoạt động

của Hội, nhiều giáo viên và thanh niên đã liên lạc với tổ chức thanh niên cứu

quốc, trở thành cán bộ của quần chúng và Mặt trận Việt Minh.

Xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa

Page 15: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Đầu năm 1941, Xứ ủy lâm thời Trung Kì chủ trương tiến hành vũ

trang toàn dân chuẩn bị cho một cuộc khởi nghĩa.

Thực hiện chủ trương của Xứ ủy Trung Kì, các tỉnh Bắc Trung Bộ

tiến hành xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa. Tại Thanh Hóa, trên cơ

sở Hội phản đế cứu quốc phát triển mạnh, các cán bộ, đảng viên chỉ đạo xây

dựng lực lượng tự vệ, du kích ở các làng, tổng và trong số đó lựa chọn

những người đủ tiêu chuẩn xây dựng các tiểu tổ du kích. Cuối tháng 7-1941,

chiến khu Ngọc Trạo được thành lập. Ngày 19-9-1941, thành lập đội du kích

Ngọc Trạo gồm 21 chiến sĩ, đến cuối tháng 9-1941, quân số của đội lên tới

84 người và được phiên chế theo từng bộ môn.

Ngày 18-10-1941, thực dân Pháp huy động 500 lính và hàng ngàn

tuần đinh, chia làm bốn cánh quân bao vây chiến khu Ngọc Trạo. Cuộc

chiến đấu diễn ra quyết liệt, nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch

nên tối ngày 19-10-1941 đội du kích đã bí mật rút khỏi Ngọc Trạo, sau đó

phân tán lực lượng về địa phương.

Mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng chiến khu Ngọc

Trạo là đỉnh cao của phong trào phản đế cứu quốc ở Thanh Hóa, có ảnh

hưởng lớn đối với nhân dân địa phương và các tỉnh xung quanh.

Tháng 3-1942, Ban liên lạc Đảng huyện Lệ Thủy (Quảng Bình)

thành lập đội tự vệ gồm 13 chiến sĩ. Tại Phú Lộc (Thừa Thiên), tháng 7-

1942, thành lập đội tự vệ gồm 7 chiến sĩ, trang bị giáo mác, dao găm. Tháng

4-1943, Mặt trận cứu quốc Hà Tĩnh thành lập các đội tự vệ. Các căn cứ du

kích ở Ngàn Trươi và Truông Bát (Hương Khê) được xây dựng. Dưới hình

thức các nhóm học võ dân tộc, Việt Minh Thanh Hóa chọn lựa một số người

có đủ tiêu chuẩn vào các đội tự vệ cứu quốc. Tháng 3-1944, Tỉnh ủy Thanh

Hóa mở lớp huấn luyện quân sự đầu tiên tại Nga Sơn.

Sau khi Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”, các

tỉnh Bắc Trung Bộ đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang. Tại Thừa Thiên,

giữa năm 1944, Huyện ủy Phú Lộc tiến hành củng cố và phát triển đội tự vệ

Diêm Trường. Ngày 24-6-1944, Hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa

đề ra chủ trương gấp rút mở thêm nhiều lớp huấn luyện chính trị, quân sự

ngắn hạn, mỗi huyện, phủ phải có một địa điểm bí mật huấn luyện chính trị,

quân sự. Phong trào luyện tập quân sự diễn ra sôi nổi ở các phủ huyện. Tại

Hội nghị Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được tổ chức vào ngày 3-3-1945 chủ

trương các đội tự vệ tiến hành tập kích, lấy vũ khí địch tự trang bị.

2.2.2.3. Đấu tranh chống đế quốc - phát xít và tay sai

Cùng lúc với những cố gắng khôi phục lại phong trào của các đảng

viên ở bên ngoài, các đảng viên trong các lao tù cũng tích cực hoạt động.

Hàng chục cuộc đấu tranh nổ ra tại các nhà lao trong năm 1940 và 1941.

Bên cạnh đó, nhiều cuộc đấu tranh của các giai cấp, tầng lớp khác

liên tiếp nổ ra. Tiêu biểu là các cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến

Page 16: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Thủy, Nhà máy diêm Hàm Rồng, đồn điền Rome ở Hướng Hóa (Quảng Trị)

với nhiều hình thức phong phú, buộc giới chủ phải nhượng bộ. Những vụ

kiện hào lí nhũng nhiễu, đấu tranh chống bắt phu, bắt lính, chống sưu thuế,

chống thu thóc, chống phá hoa màu trồng bông là những hình thức đấu tranh

phổ biến của nông dân ở nông thôn các tỉnh. Một số địa chủ, phú nông và

hào lí có tinh thần dân tộc đã tham gia ủng hộ các cuộc đấu tranh của nông

dân.

Các cuộc mít tinh với sự tham gia của hàng ngàn người dân được tổ

chức ở Triệu Phong, Cam Lộ, Vĩnh Linh (Quảng Trị) ngày 20 và 21-10-

1940. Ngày 4-1-1941, 2.000 học sinh thành phố Vinh đấu tranh chống chủ

hiệu buôn vải người Ấn Độ. Đặc biệt, ngày 13-1-1941, Nguyễn Văn Cung

chỉ huy binh lính Việt Nam yêu nước nổi dậy đánh chiếm các đồn Chợ

Rạng, Đô Lương và định tiến đánh chiếm thành phố Vinh. Ngày 22-1-1941,

nhân dân Hưng Nguyên - Nghệ An tổ chức mít tinh tại Chợ Liễu. Tiếp đó,

đêm 14-5-1941, dưới sự lãnh đạo của Chi bộ Sông Con (Hương Sơn - Hà

Tĩnh), quần chúng nhân dân đã tiến công tiêu diệt chủ đồn điền Ferrey. Lực

lượng tự vệ của một số địa phương tổ chức các cuộc phục kích vào các toán

binh lính đi tuần tra để giải vây cán bộ bị bắt. Tiêu biểu là trận phục kích

của tiểu đội tự vệ ở Thiệu Hóa (Thanh Hóa) ngày 14-7-1941. Ngày 4-12-

1943, nhân dân Hoằng Hóa đấu tranh ngăn cản đoàn xe chở 500 phu làm

đường của phát xít Nhật. Đặc biệt, đêm 21-9-1944, truyền đơn cách mạng

được rải ở thị xã Thanh Hóa và các phủ huyện đồng bằng, trung du trong

tỉnh, khiến chính quyền thực dân hết sức căm phẩn. Ngày 25-2-1945, học

sinh Trường Trung học bảo hộ Thanh Hóa bãi khóa để phản đối việc thực

dân Pháp bắt giữ giáo viên và học sinh của Trường.

Như vậy, từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945, mặc dù thực dân Pháp,

phát xít Nhật tiến hành khủng bố dữ dội phong trào cách mạng Việt Nam

nhưng tại các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của các giai

cấp và tầng lớp khác nhau.

Chương 3

GẤP RÚT CHUẨN BỊ VỀ MỌI MẶT VÀ KHỞI NGHĨA

GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

(TỪ THÁNG 3-1945 ĐẾN THÁNG 8-1945)

3.1. CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƯƠNG SAU

KHI NHẬT ĐẢO CHÍNH PHÁP

3.1.1. Âm mưu và thủ đoạn của phát xít Nhật

Đêm 9-3-1945, quân Nhật nổ súng đánh Pháp cùng lúc trên toàn

Đông Dương. Quân Pháp chống cự yếu ớt và sau hơn một ngày thì đầu hàng

phát xít Nhật. Ngay sau đảo chính, Nhật tuyên bố “trao trả độc lập” cho Việt

Nam. Về phía Nam triều, Bảo Đại vốn là vua bù nhìn của thực dân Pháp trở

Page 17: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

thành vua bù nhìn của phát xít Nhật. Ngày 17-4-1945, Chính phủ thân Nhật

do Trần Trọng Kim làm Thủ tướng được thiết lập.

Sau ngày đảo chính Pháp, phát xít Nhật đưa khoảng 9.000 quân vào chiếm

đóng ở những vị trí quan trọng của các tỉnh và thực hiện chính sách cướp bóc hết

sức tàn bạo. Được sự hậu thuẫn của phát xít Nhật, các đảng phái chính trị thân

Nhật được thành lập, hoạt động mạnh và có mặt ở hầu khắp các tỉnh. Phát xít Nhật

còn mở trường dạy tiếng Nhật, tổ chức chiếu phim, thi đấu thể thao… nhằm lôi

kéo tầng lớp thanh niên, học sinh theo chúng. Chính sách thống trị tàn bạo của

phát xít Nhật đã đẩy nhân dân các tỉnh lâm vào con đường điêu đứng, bế tắc. Nạn

đói khủng khiếp cuối năm 1944 đầu năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ đã nói lên

sự thật đó.

Có thể nói, chính sách cướp bóc tàn bạo của phát xít Nhật đã phơi bày bản

chất của nó và đẩy nhanh quá trình cách mệnh hóa của các giai tầng ở Bắc Trung

Bộ.

3.1.2. Chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương

Ngày 12-3-1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị

“Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” xác định kẻ thù chủ yếu

của nhân dân Đông Dương lúc này là phát xít Nhật, do đó khẩu hiệu “đánh

đuổi Pháp - Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật” và

nêu khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân”, chống lại

Chính phủ Trần Trọng Kim, phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước

mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, sẵn sàng chuyển qua hình

thức tổng khởi nghĩa khi đã đủ điều kiện. Đảng Cộng sản Đông Dương còn

đề ra một chủ trương sáng tạo là “phá kho thóc, giải quyết nạn đói”.

Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” có tác

dụng to lớn đối với sự phát triển của cao trào kháng Nhật cứu nước và cuộc

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

3.2. GẤP RÚT XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VỀ MỌI MẶT TIẾN TỚI

KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

3.2.1. Xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng

Sau ngày 9-3-1945, nhiều cán bộ, đảng viên có kinh nghiệm thoát

khỏi các nhà tù, căng an trí tập trung của đế quốc trở về địa phương hoạt

động. Được bổ sung cán bộ, hệ thống tổ chức Đảng một số tỉnh nhanh chóng

được khôi phục, củng cố.

Tháng 4-1945, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Trị được lập lại. Sau đó các

Phủ ủy Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và Huyện ủy Gio Linh được lập lại.

Tháng 4-1945, Tỉnh ủy Thanh Hóa mở hội nghị bàn biện pháp triển khai chỉ

thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng. Sau hội nghị, Tỉnh ủy lâm thời

được củng cố. Tổ chức cơ sở Đảng được xây dựng ở các phủ, huyện Thạch

Thành, Vĩnh Lộc, Thiệu Hóa, Hoằng Hóa, Yên Định, Hà Trung, Hậu Lộc,

Nga Sơn, Nông Cống. Ngày 23-5-1945, Hội nghị cán bộ toàn tỉnh Thừa Thiên

Page 18: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

được triệu tập tại đầm Cầu Hai (Phú Lộc) chủ trương đẩy mạnh công cuộc

chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Từ sau hội nghị trên, Tỉnh ủy lâm thời

Thừa Thiên được củng cố, tổ chức cơ sở Đảng được xây dựng ở các huyện, thị

trong tỉnh. Trong đó, thành phố Huế, huyện Phú Lộc đã lập được thị ủy và

huyện ủy lâm thời. Ở Nghệ An và Hà Tĩnh, do chưa có một tổ chức lãnh đạo

chung và cũng chưa bắt được liên lạc với Trung ương Đảng nên các cán bộ,

đảng viên tự phân công tỏa đi các nơi để bắt liên lạc và xây dựng cơ sở. Sau

một thời gian, các tổ chức cơ sở Đảng ở Nghệ An và Hà Tĩnh được phục hồi.

Tại Quảng Bình, tháng 6-1945, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương được

thành lập ở thị xã Đồng Hới gồm 6 đảng viên. Ở Quảng Trạch, Bố Trạch,

Quảng Ninh và Lệ Thủy, các tổ chức cơ sở Đảng có nhiều hoạt động chống

các chính sách của phát xít Nhật và tay sai.

Mặc dù tổ chức cơ sở Đảng ở các tỉnh được phục hồi và hoạt động

khá tích cực, nhưng tại một số địa phương, giữa nhóm này với nhóm khác

vẫn còn có những hiện tượng thành kiến, nghi kị lẫn nhau. Trước tình hình

đó, ngày 27-6-1945, Thường vụ Trung ương Đảng gửi thư kêu gọi các đồng

chí Trung Kì mau thống nhất lại.

Ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong bối cảnh chưa khôi phục được Tỉnh

ủy, các cán bộ, đảng viên và những người yêu nước đã tập hợp nhau lại

trong tổ chức Việt Minh, hình thành nên hạt nhân để lãnh đạo phong trào.

Cuối tháng 6-1945, Tỉnh ủy lâm thời Quảng Trị được đổi tên thành Ban vận

động thống nhất Đảng bộ Quảng Trị. Ngày 2-7-1945, Ban vận động thống

nhất Đảng bộ Quảng Bình được thành lập.

3.2.2. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng chính trị

3.2.2.1. Xây dựng, củng cố và phát triển Mặt trận Việt Minh

Ở Quảng Trị, sau Hội nghị cán bộ chủ chốt toàn tỉnh tổ chức vào

tháng 4-1945, Ủy ban Việt Minh từ phủ, huyện đến tổng, làng được thành

lập. Đông đảo công nhân, nông dân, thanh niên tham gia hội cứu quốc.

Từ tháng 4 đến tháng 7-1945, Ban cán sự Việt Minh được thành lập

ở nhiều phủ huyện trung du, đồng bằng, ven biển, xuống tận các tổng, xã,

làng thuộc tỉnh Thanh Hóa. Tính đến đầu tháng 8-1945, số quần chúng của

các hội cứu quốc trong tỉnh đã lên đến hàng chục vạn người.

Sau hội nghị cán bộ toàn tỉnh (5-1945), ở Thừa Thiên tồn tại hai tổ

chức Việt Minh đó là: Việt Minh Nguyễn Tri Phương và Việt Minh Thuận

Hóa. Cuối tháng 6-1945, ban lãnh đạo hai tổ chức Việt Minh họp tại Huế

quyết định sáp nhập tổ chức Việt Minh Thuận Hóa vào Việt Minh Nguyễn

Tri Phương và thống nhất kế hoạch hoạt động. Nhờ đó, đến tháng 7-1945,

Mặt trận Việt Minh được thành lập ở tất cả các huyện trong tỉnh. Nhiều nơi,

Chấp ủy Việt Minh được thành lập ở cấp tổng, xã.

Ngày 19-5-1945, Ban vận động Việt Minh Nghệ Tĩnh được thành

lập. Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7-1945, Chấp ủy Việt Minh được thành

Page 19: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

lập ở 15 phủ, huyện, thị xã và thành phố thuộc hai tỉnh. Ngày 8-8-1945, Đại

hội đại biểu Việt Minh Nghệ Tĩnh được tổ chức đã bầu Ban Chấp hành Việt

Minh Nghệ Tĩnh gồm 7 ủy viên, do Nguyễn Xuân Linh làm Bí thư.

Ở Quảng Bình, cơ sở Việt Minh được thành lập ở Quảng Ninh,

Quảng Trạch, Lệ Thủy, Bố Trạch, Tuyên Hóa. Tại Đồng Hới, cơ sở Việt

Minh được hình thành trong nội thị và các làng ngoại ô. Ngày 4-7-1945, Hội

nghị cán bộ Việt Minh toàn tỉnh được tổ chức quyết định thống nhất lực

lượng Việt Minh. Sau hội nghị, Ban Chấp hành Việt Minh các tổng, làng

được thành lập. Các tổ chức cứu quốc được hình thành từ thành thị đến nông

thôn thu hút đông đảo quần chúng tham gia.

3.2.2.2. Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền chống phát xít Nhật và tay sai

Trong việc xây dựng lực lượng chuẩn bị khởi nghĩa giành chính

quyền, công tác đấu tranh trên mặt trận tư tưởng với phát xít Nhật và tay sai

có vai trò đặc biệt quan trọng. Nhận thức được vấn đề đó, tổ chức Đảng và

Mặt trận Việt Minh các tỉnh đã sử dụng truyền đơn, báo chí để vạch mặt nền

độc lập giả hiệu, những thủ đoạn của phát xít Nhật và tay sai, động viên lòng

yêu nước và tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân.

3.2.2.3. Lợi dụng tổ chức Thanh niên xã hội và “Việt Minh hóa”

học viên Trường Thanh niên Tiền tuyến Huế

Để làm thất bại âm mưu của các phần tử tay sai thân Nhật và tập hợp

đông đảo quần chúng nhân dân, Việt Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ đề ra chủ

trương lợi dụng tổ chức Thanh niên xã hội với nhiều hình thức đấu tranh

linh hoạt tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của các địa phương. Nhờ đó, Việt

Minh các tỉnh không những tránh được sự khủng bố và phá hoại của kẻ thù,

hạn chế địa bàn hoạt động của tay sai, mà còn lôi kéo được tuyệt đại bộ

phận quần chúng trong các tổ chức thân Nhật đi theo cách mạng.

Ngày 2-7-1945, Trường Thanh niên Tiền tuyến được thành lập, đồng

thời khai giảng khóa đào tạo đầu tiên và duy nhất của Trường gồm 43 học

viên. Ngay từ đầu trong Trường đã có một tổ Việt Minh gồm 3 người, sau

đó phát triển lên 5 người và thành lập Ban Việt Minh. Ban Việt Minh đã chủ

động bắt liên lạc với các nhóm Việt Minh công chức ở các trường học tại

Huế. Qua sự tuyên truyền vận động của Ban Việt Minh, đến giữa tháng 7-

1945, toàn bộ học viên của Trường đã ngả theo cách mạng.

3.2.2.4. Vận động các tầng lớp trung gian tham gia hội cứu quốc

Để vận động binh lính, các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình và Thừa

Thiên thành lập Ban binh vận. Việt Minh các tỉnh xây dựng được cơ sở nội

ứng trong đồn bảo an binh, nắm được lính lệ canh gác ở một số phủ, huyện

đường hoặc vận động được một số binh lính làm nội ứng khi khởi nghĩa.

Các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình và Thừa Thiên đẩy mạnh

công tác vận động công chức, học sinh, nhân sĩ, trí thức tham gia các hội

cứu quốc và đạt được những kết quả quan trọng. Đối với các tôn giáo, chủ

Page 20: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

trương của Việt Minh các tỉnh là vận động nắm tín đồ Phật giáo, Công giáo,

phân hóa cao độ để hạn chế sự chống đối của chức sắc phản động trong các

tôn giáo này.

Đối với Chính phủ Trần Trọng Kim, Việt Minh các tỉnh nêu rõ khẩu

hiệu đánh đổ nhưng đối với từng cá nhân trong nội các, ở cấp tỉnh, huyện,

các tổ chức Đảng, Mặt trận Việt Minh có sách lược cụ thể với từng đối

tượng, trung lập hóa những đối tượng có thể trung lập được. Nhiều huyện

trưởng, tỉnh trưởng khi được vận động đều rất thiện chí, sẵn sàng hợp tác

với Việt Minh. Công tác vận động quan chức cao cấp trong triều đình Huế

và Chính phủ Trần Trọng Kim cũng đạt được những kết quả quan trọng.

Như vậy, đến giữa tháng 8-1945, các tỉnh Bắc Trung Bộ đã xây dựng

được lực lượng chính trị đủ mạnh để bước vào khởi nghĩa giành chính quyền.

3.2.3. Đẩy mạnh xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa

Ở Thanh Hóa, Hội nghị Tỉnh ủy tổ chức vào tháng 4-1945 chủ trương

phát triển các đội tự vệ, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vũ trang, xây dựng

chiến khu, vũ trang toàn dân tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền. Đến trước

ngày khởi nghĩa, Thanh Hóa đã phát triển được một lực lượng vũ trang với

hơn 2 vạn chiến sĩ du kích và tự vệ. Tháng 7-1945, vùng giải phóng Triệu

Phong (Quảng Trị) được thành lập. Ở Hải Lăng, thành lập chiến khu Thượng

Nguyên - Phú Long. Các đội tự vệ được thành lập ở Cam Lộ, thị xã Quảng

Trị, Triệu Phong và Hải Lăng. Các lớp huấn luyện quân sự được tổ chức,

phong trào luyện tập quân sự phát triển rầm rộ, công khai trong quần chúng. Ở

Thừa Thiên, các đội tự vệ được thành lập tại nhiều địa phương thuộc các

huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc và thành

phố Huế. Ở Nghệ An, các đội tự vệ được thành lập và phát triển nhanh chóng,

rộng khắp từ thành thị đến nông thôn. Ở Hà Tĩnh, lực lượng tự vệ phát triển

nhanh ở các xã của huyện Can Lộc và Hương Sơn. Đến trước ngày khởi

nghĩa, toàn tỉnh có khoảng 1.000 đội viên tự vệ và đã xây dựng được các khu

căn cứ ở Tràng Sim, Khe Trầm (Hương Sơn), Truông Bát (Hương Khê). Ở

Quảng Bình, các đội tự vệ được thành lập ở thị xã Đồng Hới và các phủ,

huyện để làm nòng cốt cho quần chúng nhân dân khởi nghĩa giành chính

quyền. Trung Thuần (Quảng Trạch), Võ Xá (Quảng Ninh), Bàu Rèng (Đồng

Hới) được xây dựng thành các khu căn cứ.

Cùng với việc phát triển lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa,

việc chuẩn bị vũ khí cũng được gấp rút thực hiện. Tính chung, đến trước

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, trong 6 tỉnh số súng chỉ hơn 600

khẩu, phân bố rải rác ở nhiều phủ huyện. Vũ khí chủ yếu của tự vệ, du kích

vẫn là dao, kiếm, mã tấu, gậy.

Có thể nói, đến trước ngày khởi nghĩa giành chính quyền, các tỉnh

Bắc Trung Bộ đã xây dựng được lực lượng cách mạng khá hùng hậu, sẵn

sàng cùng với cả nước “đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.

Page 21: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

3.3. CAO TRÀO KHÁNG NHẬT CỨU NƯỚC

3.3.1. Phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói

Trước thực tế nạn đói diễn ra ngày càng trầm trọng, tổ chức Đảng,

Việt Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ đã phát động phong trào đấu tranh cứu

đói diễn ra mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, hình

thức đấu tranh phong phú.

Phong trào phá kho thóc, giải quyết nạn đói đã thu được nhiều thắng

lợi lớn. Thắng lợi đó không những đã giải quyết phần nào nạn đói trước mắt,

mà còn phát động được một phong trào quần chúng rộng lớn, tạo ra động

lực thực sự, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh cách mạng ở các tỉnh Bắc Trung

Bộ.

3.3.2. Đẩy mạnh tuyên truyền xung phong, khởi nghĩa từng phần,

lập chính quyền cách mạng

Các đội tuyên truyền xung phong tỏa xuống các làng nổi trống, mõ,

tổ chức mít tinh đông người, treo cờ đỏ sao vàng, giăng biểu ngữ, công khai

giải thích chủ trương kháng Nhật cứu nước của Mặt trận Việt Minh. Các

cuộc mít tinh, biểu tình càng dồn dập, diễn ra đồng loạt ở nhiều phủ, huyện,

thị của các tỉnh với khí thế cờ giong trống thúc uy hiếp tinh thần tổng lí địa

phương, tấn công trực diện vào chính quyền cơ sở.

Trước khí thế sôi nổi của cách mạng, một số lí trưởng mang sổ sách,

con dấu nộp cho Việt Minh, một số chánh tổng thì lo sợ, không dám hoạt

động. Trên cơ sở đó, chính quyền cách mạng của nhân dân được thiết lập ở

nhiều làng thuộc huyện Hà Trung, Thiệu Hóa và Hoằng Hóa (Thanh Hóa);

Quảng Trạch, Quảng Ninh (Quảng Bình); Triệu Phong, Gio Linh (Quảng

Trị) và Phú Lộc (Thừa Thiên). Bên cạnh đó, cuộc khởi nghĩa từng phần cấp

huyện đã bùng nổ và giành được thắng lợi ở Hoằng Hóa.

Cao trào kháng Nhật cứu nước đánh dấu sự hoàn thành về cơ bản quá

trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

3.4. THỜI CƠ VÀ KẾ HOẠCH KHỞI NGHĨA CỦA ĐẢNG BỘ, MẶT

TRẬN VIỆT MINH CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

3.4.1. Thời cơ của cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh

Bắc Trung Bộ

Với sự kiện Mĩ thả 2 quả bom nguyên tử xuống hai thành phố

Hirosima (6-8-1945) và Nagasaki (9-8-1945), cùng với thắng lợi của Hồng

quân Liên Xô, phát xít Nhật chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều

kiện. Thời cơ của một tổng khởi nghĩa đã chín muồi trong toàn quốc.

Chớp lấy thời cơ thuận lợi, chiều ngày 13-8-1945, Trung ương Đảng

và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, phát lệnh

tổng khởi nghĩa trong cả nước. Ngày 14 và 15-8-1945, Hội nghị toàn quốc

của Đảng họp tại Tân Trào quyết định lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đề ra

chính sách về đối nội, đối ngoại cần thực hiện sau khi tổng khởi nghĩa thắng

Page 22: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

lợi. Ngày 16 và 17-8-1945, Quốc dân đại hội cũng được tổ chức ở Tân Trào

đã tán thành quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách

lớn của Việt Minh, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí

Minh làm Chủ tịch.

Quyết định Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt

Minh đã đáp ứng nguyện vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam, là điều kiện

có ý nghĩa hàng đầu để Việt Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ lãnh đạo quần

chúng nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền trong bối cảnh thời

cơ cách mạng ở đây đã chín muồi.

Tuy vậy, ở Bắc Trung Bộ, bên cạnh thời cơ thuận lợi cũng có một số

khó khăn. Tại thành phố Huế tập trung đông đảo đội ngũ trí thức, công chức

tham gia trong chính quyền của thực dân Pháp, phát xít Nhật trước đây. Bảo

Đại và Trần Trọng Kim vẫn chưa muốn từ bỏ quyền lực. Quân Nhật tập

trung ở Bắc Trung Bộ tương đối đông (khoảng 9.000 quân), lại chưa nhận

được lệnh hạ vũ khí đầu hàng, nhiều địa phương chưa nhận được lệnh tổng

khởi nghĩa. Ở miền núi các tỉnh, cơ sở cách mạng còn yếu, nhất là miền núi

tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.

Tình hình trên đây đặt ra cho Việt Minh các tỉnh Bắc Trung Bộ, nhất

là ở Thừa Thiên cần phải có đối sách phù hợp để đưa cách mạng đến thắng

lợi trọn vẹn, ít đổ máu và đảm bảo được khối đoàn kết để tiếp tục chống các

thế lực ngoại xâm.

3.4.2. Kế hoạch khởi nghĩa của các tỉnh Bắc Trung Bộ

Trong điều kiện liên lạc hết sức khó khăn, không máy móc chờ lệnh

của Trung ương Đảng, ngày 8-8-1945, Việt Minh Nghệ Tĩnh đã nhạy bén

lập ra Ủy ban khởi nghĩa và chủ trương: “Cướp chính quyền bắt đầu từ xã

rồi đến huyện lị... Thành phố Vinh vì ở vào một trường hợp đặc biệt nên cần

phải chờ kết quả của các địa phương rồi mới định đoạt”. Sau khi tiếp nhận

được tin Nhật Bản đầu hàng các nước Đồng minh, chiều ngày 15-8-1945,

Ủy ban khởi nghĩa Nghệ Tĩnh đã ban hành lệnh khởi nghĩa.

Ngày 10-8-1945, Thường vụ Việt Minh Thừa Thiên họp và quyết

định: Sau khi phát xít Nhật đầu hàng các nước Đồng minh phải chớp thời cơ

phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh, không chờ

lệnh của Trung ương. Ngày 20-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Thừa Thiên

được thành lập do Tố Hữu làm Chủ tịch. Đêm 21-8-1945, Ủy ban khởi

nghĩa tỉnh họp và quyết định tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở

thành phố Huế vào ngày 23-8-1945.

Ngày 13-8-1945, Tỉnh ủy Thanh Hóa họp hội nghị mở rộng để thảo

luận việc khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 15-8-1945, Thanh Hóa nhận

được tin Nhật đầu hàng Đồng minh. Mặc dù chưa nhận được lệnh khởi

nghĩa của Trung ương nhưng hội nghị quyết định thành lập Ủy ban khởi

nghĩa và Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh, đồng thời phát động

Page 23: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

toàn dân nổi dậy giành chính quyền vào đêm 18-8-1945.

Ngày 13-8-1945, Tỉnh ủy Quảng Trị tiến hành họp để bàn kế hoạch

khởi nghĩa. Ngày 18-8-1945, trong khi Hội nghị cán bộ toàn tỉnh đang họp

thì nhận được lệnh khởi nghĩa của Trung ương do Trần Hữu Dực và Đặng

Thí đi dự Hội nghị thành lập Xứ ủy Trung Kì trở về truyền đạt. Hội nghị

quyết định thành lập Ủy ban khởi nghĩa tỉnh và ngày khởi nghĩa chiếm thị

xã Quảng Trị là đêm 22 rạng sáng ngày 23-8-1945. Các phủ, huyện trong

tỉnh khởi nghĩa cùng ngày giờ trên. Các huyện Hướng Hóa, Cam Lộ bao

gồm thị trấn Đông Hà, có nhiều quân Nhật đóng phải chậm lại 1 đến 3 ngày.

Ngày 15-8-1945, Tỉnh bộ Việt Minh Quảng Bình tổ chức hội nghị để

bàn kế hoạch khởi nghĩa. Ngay sau khi nhận được lệnh khởi nghĩa của

Trung ương, ngày 17-8-1945, Tỉnh bộ Việt Minh tổ chức hội nghị và quyết

định: “Lấy ngày 23-8-1945 làm ngày khởi nghĩa chung cho toàn tỉnh. Khởi

nghĩa giành chính quyền ở tỉnh lị Đồng Hới và các phủ, huyện trong cùng

một ngày, cùng một lúc, sau đó giải quyết hệ thống chính quyền tổng, xã”.

Như vậy, chủ trương khởi nghĩa ở các tỉnh Bắc Trung Bộ được tiến

hành sớm, thể hiện sự chủ động, sáng tạo của các tổ chức Việt Minh địa

phương.

3.5. DIỄN BIẾN KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN Ở CÁC

TỈNH BẮC TRUNG BỘ (TỪ NGÀY 15-8-1945 ĐẾN NGÀY 26-8-1945)

3.5.1. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Hà Tĩnh (từ ngày 15-

8-1945 đến ngày 21-8-1945) Can Lộc là huyện đầu tiên của Hà Tĩnh giành chính quyền thắng lợi

vào ngày 15-8-1945 với vai trò nổi bật của tầng lớp thanh niên trí thức. Tiếp

đó là khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở các huyện Thạch Hà và Cẩm

Xuyên ngày 17-8-1945. Ngày 18-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính

quyền ở thị xã Hà Tĩnh thắng lợi nhanh gọn, trở thành 1 trong 5 tỉnh giành

chính quyền sớm nhất trong cả nước ở tỉnh lị. Cũng trong ngày 18-8-1945,

chính quyền cách mạng được thiết lập ở huyện Kì Anh và Đức Thọ. Ngày

19-8-1945, quần chúng cách mạng huyện Nghi Xuân và Hương Sơn khởi

nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Hương Khê là huyện cuối cùng giành

được chính quyền vào ngày 21-8-1945, đánh dấu thành công của Cách mạng

tháng Tám trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

3.5.2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Nghệ An (từ ngày 17-

8-1945 đến ngày 26-8-1945)

Quỳnh Lưu là huyện đầu tiên của Nghệ An giành chính quyền thắng

lợi vào ngày 17-8-1945. Tiếp đó, ngày 19-8-1945, Ủy ban khởi nghĩa phủ

Hưng Nguyên lãnh đạo quần chúng nhân dân tiến hành giành chính quyền

thắng lợi. Ngày 21-8-1945, quần chúng cách mạng và lực lượng tự vệ vũ

trang phủ Diễn Châu, thành phố Vinh - Bến Thủy khởi nghĩa giành chính

quyền, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời. Ngày 22-8-1945,

Page 24: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

nhân dân Nghĩa Đàn tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Tiếp

mạch thắng lợi trên, ngày 23-8-1945, chính quyền cách mạng được thiết lập

ở các phủ, huyện Thanh Chương, Nam Đàn và Anh Sơn. Ngày 25-8-1945,

quần chúng cách mạng huyện Yên Thành nổi dậy giành chính quyền. Nghi

Lộc, Quỳ Châu, Tương Dương, Con Cuông, Vĩnh Hòa là những huyện, châu

cuối cùng ở Nghệ An giành chính quyền thắng lợi vào ngày 26-8-1945.

Trong vòng 10 ngày, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Nghệ An

đã thành công, không đổ máu.

3.5.3. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Thanh Hóa (từ ngày

19-8-1945 đến ngày 26-8-1945)

Ngày 19-8-1945, chính quyền cách mạng được thiết lập ở các phủ,

huyện: Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Cẩm Thủy, Đông Sơn, Yên Định, Vĩnh Lộc,

Thạch Thành, Hà Trung, Nga Sơn, Quảng Xương, Hậu Lộc. Tiếp đó, khởi

nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở thị xã Thanh Hóa và huyện Tĩnh Gia

vào ngày 20-8-1945. Ngày 21-8-1945, quần chúng cách mạng và tự vệ vũ

trang huyện Nông Cống khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi. Thường

Xuân, Ngọc Lặc, Như Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa là những

châu, phủ cuối cùng ở Thanh Hóa giành được chính quyền vào ngày 26-8-

1945.

Mặc dù chưa nhận được lệnh tổng khởi nghĩa của Trung ương nhưng

dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, Mặt trận Việt Minh, cuộc khởi nghĩa ở

Thanh Hóa đã thành công trong 8 ngày.

3.5.4. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Thừa Thiên (từ ngày

19-8-1945 đến ngày 23-8-1945)

Phong Điền và Phú Lộc là hai huyện thí điểm giành chính quyền

thắng lợi vào ngày 19-8-1945. Tiếp đó khởi nghĩa giành chính quyền thắng

lợi ở huyện Hương Thủy và Phú Vang ngày 22-8-1945. Sáng ngày 23-8-

1945, cuộc khởi nghĩa chiếm huyện lị Hương Trà và Quảng Điền giành

được thắng lợi. Cũng trong ngày 23-8-1945, lực lượng tự vệ vũ trang, Thanh

niên Tiền tuyến kết hợp với quần chúng nhân dân nội thành và ngoại thành

tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở thành phố Huế, thành

lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời. Ngày 30-8-1945, Bảo Đại tuyên

bố thoái vị, đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn chế độ phong kiến lạc hậu ở

Việt Nam.

Với phương thức sử dụng lực lượng tự vệ vũ trang, Thanh niên Tiền

tuyến kết hợp với quần chúng cách mạng giành chính quyền từ huyện đến

tỉnh lị, khởi nghĩa ở Thừa Thiên giành thắng lợi nhanh chóng, trọn vẹn,

tránh được đổ máu ở một trong những địa bàn phức tạp nhất của cả nước.

3.5.5. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Quảng Bình (ngày 23-8-

1945)

Ngày 23-8-1945 thị xã Đồng Hới và tất cả các phủ, huyện trong tỉnh

Page 25: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

(Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy, Tuyên Hóa) khởi nghĩa

giành chính quyền thắng lợi, thành lập UBNDCM lâm thời.

Diễn ra trong một ngày và giành thắng lợi, Quảng Bình là một trong

những tỉnh khởi nghĩa gọn nhất và nhanh nhất của cả nước.

3.5.6. Khởi nghĩa giành chính quyền ở tỉnh Quảng Trị (từ ngày

23-8-1945 đến ngày 25-8-1945)

Ngày 23-8-1945 các phủ huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong,

Hải Lăng và thị xã Quảng Trị giành chính quyền thắng lợi. Cam Lộ và

Hướng Hóa là hai huyện cuối cùng ở Quảng Trị giành được chính quyền vào

ngày 25-8-1945.

Với phương thức biểu tình vũ trang của quần chúng nhân dân, kết

hợp với thương lượng ngoại giao có sự hỗ trợ của lực lượng tự vệ vũ trang,

khởi nghĩa tại Quảng Trị đã thành công nhanh chóng trên một địa bàn có

quân Nhật chiếm đóng tương đối đông.

Tóm lại, ở khu vực Bắc Trung Bộ, cuộc khởi nghĩa giành chính

quyền bắt đầu từ Hà Tĩnh, tiếp đến là Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên,

Quảng Bình, Quảng Trị. Đến ngày 26-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính

quyền thắng lợi trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Chương 4

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ

4.1. ĐẶC ĐIỂM

4.1.1. Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền ở các

tỉnh Bắc Trung Bộ diễn ra trong điều kiện hết sức khó khăn nhưng đã

đạt được những kết quả toàn diện, thể hiện tính chủ động, sáng tạo của

các địa phương

4.1.2. Hình thái khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc

Trung Bộ linh hoạt và đa dạng

4.1.3. Phương thức khởi nghĩa giành chính quyền ở các tỉnh Bắc

Trung Bộ phong phú và độc đáo

4.2. ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ

4.2.1. Ưu điểm

4.2.1.1. Thống nhất về ý chí và quyết tâm, sáng tạo trong quá trình

xây dựng lực lượng cách mạng

4.2.1.2. Chủ động lên kế hoạch khởi nghĩa và giành chính quyền

thắng lợi sớm ở tỉnh lị

4.2.1.3. Vô hiệu hóa quân Nhật và thu được nhiều vũ khí của đối

phương

4.2.2. Hạn chế

4.2.2.1. Một số tổ chức Đảng vi phạm nguyên tắc, kỉ luật của Đảng

Page 26: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

và chưa thanh toán triệt để tư tưởng hẹp hòi, cục bộ địa phương

4.2.2.2. Một số địa phương chưa chú trọng xây dựng cơ sở ở miền

núi, thiếu nhạy bén, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo khởi nghĩa

4.3. VAI TRÒ

4.3.1. Trực tiếp chấm dứt chế độ phong kiến lạc hậu, làm tan rã

Chính phủ Trần Trọng Kim, thiết lập hệ thống chính quyền dân chủ

nhân dân ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

4.3.2. Tác động đến cuộc khởi nghĩa giành chính quyền một số

tỉnh ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ

4.3.3. Có ảnh hưởng nhất định đối với sự nghiệp cách mạng của

nước bạn Lào

4.4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

4.4.1. Về phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết và xây dựng

mặt trận dân tộc thống nhất

4.4.2. Về phương pháp xây dựng lực lượng cách mạng

4.4.3. Về nắm bắt thời cơ và chớp đúng thời cơ

4.4.4. Về công tác xây dựng Đảng

KẾT LUẬN

1. Là một trong những địa bàn có tầm quan trọng về chiến lược của cả

nước, Bắc Trung Bộ từng được coi là “phên dậu”, là nơi sản sinh ra biết bao

anh hùng, hào kiệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhân dân

các tỉnh Bắc Trung Bộ đã viết nên nhiều trang sử vẻ vang với những chiến

công chói lọi chống xâm lược và ách thống trị của ngoại bang. Trước Cách

mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ phải chịu ách áp

bức bóc lột hết sức nặng nề của đế quốc, phong kiến. Bên cạnh đó là các hiện

tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão lụt thường xuyên xảy ra khiến đời

sống của các tầng lớp nhân dân, nhất là công nhân và nông dân vô cùng điêu

đứng, cơ cực. Những điều kiện trên đây đã tôi luyện cho nhân dân các tỉnh

Bắc Trung Bộ tinh thần đoàn kết, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và anh dũng

trong đấu tranh chống cường quyền. Trước năm 1930, nhân dân các tỉnh Bắc

Trung Bộ đã liên tục nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp và phong kiến

tay sai nhưng đều thất bại. Từ tháng 2-1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng

sản Việt Nam, cùng với nhân dân toàn quốc, nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ

đã vùng lên với một khí thế vô cùng mãnh liệt và đạt tới đỉnh cao nhất của

phong trào cách mạng 1930 - 1931 là thành lập chính quyền Xô viết tại nhiều

làng xã thuộc tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Sự ra đời, hoạt động của chính quyền

Xô viết thể hiện sức mạnh phi thường, sự sáng tạo của nhân dân các tỉnh,

không những biết đập tan xã hội cũ, còn biết thiết lập nên xã hội mới. Trong

những năm 1936 - 1939, khi tình hình biến chuyển thuận lợi, dưới sự lãnh đạo

Page 27: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

của Đảng Cộng sản Đông Dương, nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ nổi dậy

đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ, là một trong những khu vực

có phong trào phát triển mạnh của cả nước.

2. Từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ đến khi Nhật đảo chính

Pháp là giai đoạn phong trào cách mạng của các tỉnh Bắc Trung Bộ phải trải

qua những thử thách hết sức ngặt nghèo. Các cuộc đàn áp, khủng bố liên tiếp,

kéo dài với quy mô chưa từng thấy của thực dân Pháp, phát xít Nhật và tay sai

đã làm cho tổ chức Đảng bị tổn thất nặng nề, sự chỉ đạo của Trung ương Đảng

không được thông suốt, Xứ ủy Trung Kì không còn, giao thông liên lạc giữa

các tỉnh bị gián đoạn, phần lớn cán bộ đảng viên bị bắt, mối liên hệ giữa cấp

ủy Đảng với nhân dân gặp khó khăn, đứt mạch. Cứ tưởng những trở lực đó sẽ

làm chùn bước chân của cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng ở vùng

đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng này. Trái lại, sự mất mát và đau

thương cùng cực ấy đã hun đúc thành sức mạnh để nhân dân các tỉnh Bắc

Trung Bộ vùng lên giành lấy quyền sống, quyền làm người của mình. Đây

cũng là giai đoạn Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng đấu

tranh trong hoàn cảnh lịch sử mới. Phần lớn các tỉnh Bắc Trung Bộ đã kịp thời

thực hiện chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng Cộng sản Đông

Dương nên phong trào vẫn thể hiện được sự bền bỉ, liên tục, không để bị gián

đoạn kéo dài. Sau những lần bị bể vỡ phong trào lại được khôi phục, giai đoạn

sau cao hơn giai đoạn trước và có bước phát triển. Trong khi đó, tổ chức Đảng

một số tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh do không bắt kịp tình hình để chỉ đạo

phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân, gây nên những ảnh hưởng

nhất định cho phong trào cách mạng. Tổ chức Đảng và cơ sở cách mạng bị

thực dân, phát xít và tay sai triệt phá gần như tận gốc. Vì vậy, phong trào công

nhân và nông dân gặp rất nhiều khó khăn.

Sau ngày 9-3-1945 các tỉnh đã chạy đua với thời gian, kịp chuyển

phong trào trong khu vực lên thời kì tiền khởi nghĩa, bắt kịp với phong trào

của toàn quốc. Trong thời gian gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính

quyền (từ tháng 3 đến tháng 8-1945), tổ chức Đảng, Việt Minh các tỉnh đã

biết khéo léo kết hợp chặt chẽ phong trào thành thị và nông thôn, biết lấy

nông thôn làm chỗ dựa nên đã phát động được phong trào toàn dân nhưng

cũng không xem nhẹ vai trò của thành thị. Xuất phát từ chủ trương, đường

lối của Trung ương và thực tiễn của địa phương, tổ chức Đảng, Mặt trận

Việt Minh các tỉnh phát động các phong trào đấu tranh thích hợp, đáp ứng

nguyện vọng tha thiết của quần chúng nhân dân nên đã tập hợp đông đảo

các giai tầng trong xã hội đi theo đường lối của Đảng. Tuy nhiên, trước và

trong thời kì tiền khởi nghĩa, tổ chức Đảng, Việt Minh các tỉnh ít chú ý đến

việc xây dựng cơ sở ở miền núi và vận động đồng bào các dân tộc ít người

tham gia cách mạng là một hạn chế lớn. Mặt khác, sau khi bắt được liên lạc

với Trung ương Đảng nhưng Nghệ An và Hà Tĩnh vẫn không kịp lập lại

Page 28: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Đảng bộ là một thực tế lịch sử khó có thể chấp nhận được. Những thiếu sót

này ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình chuẩn bị và bước tiến của cuộc khởi

nghĩa giành chính quyền ở các địa phương.

3. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc

Trung Bộ là biểu hiện sinh động của sự kết hợp hài hòa giữa đường lối của

Trung ương Đảng với chủ trương, biện pháp của tổ chức Đảng, Mặt trận

Việt Minh các tỉnh và sức mạnh đấu tranh quật cường của nhân dân để giành

lấy quyền độc lập, tự do. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở

các tỉnh Bắc Trung Bộ là thắng lợi của phương pháp, nghệ thuật chỉ đạo

khởi nghĩa sáng tạo, linh hoạt, vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo, kết hợp chặt

chẽ giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang, giữa tuyên truyền,

thuyết phục, thương lượng với bạo lực… nhằm phân hóa và cô lập kẻ thù

đến cao độ, tranh thủ các lực lượng có thể tranh thủ được để giành thắng lợi

sớm và trọn vẹn. Đó là thắng lợi của tinh thần chủ động tiến công, nhận định

tình hình, chớp thời cơ và phát động nhân dân nổi dậy giành chính quyền.

Ngoài những nét chung về phương thức khởi nghĩa như đã diễn ra tại nhiều

tỉnh, thành trong cả nước, tổ chức Đảng, Việt Minh một số tỉnh đã giải quyết

kịp thời và sáng tạo nhiều vấn đề đặt ra trong quá trình giành chính quyền

tại một số phủ huyện, thành phố Vinh, thành phố Huế và các châu, phủ miền

núi của tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An phù hợp với đặc điểm tình hình của từng

vùng, khu vực theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Từ đó, để lại

những nét độc đáo về phương thức giành chính quyền so với trong cả nước.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là

bước ngoặt trong tiến trình phát triển của các tỉnh, có ảnh hưởng lớn đối với

các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ, có tác động đối với sự nghiệp cách

mạng của nước bạn Lào. Thắng lợi đó là bước tạo đà hết sức quan trọng để

nhân dân các tỉnh Bắc Trung Bộ bước vào thời kì đấu tranh củng cố và bảo

vệ chính quyền dân chủ nhân dân; đồng thời góp phần phủ nhận các luận

điểm chưa xác thực của các nhà sử học nước ngoài về Cách mạng tháng

Tám năm 1945 ở Việt Nam.

4. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc

Trung Bộ có sự đóng góp quan trọng của tầng lớp thanh niên trí thức.

Trong giai đoạn đầy cam go thử thách của cách mạng các tỉnh Bắc

Trung Bộ (từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945), phong trào đấu tranh của học

sinh, hoạt động của Hội truyền bá quốc ngữ, Hội Hướng đạo sinh ở một số

tỉnh đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền lòng yêu nước, mở rộng khối

đại đoàn kết dân tộc, thúc đẩy nhanh quá trình phân hóa trong các tầng lớp

tiểu tư sản, tăng cường thêm lực lượng ủng hộ cách mạng, tạo thêm sức mạnh

cho cuộc đấu tranh của các giai tầng khác, ngăn chặn âm mưu chia rẽ, phá

hoại cách mạng của thực dân Pháp, phát xít Nhật và tay sai. Sau ngày Nhật

đảo chính Pháp, nhiều thanh niên trí thức do liên lạc được với cơ sở ở Hà Nội

Page 29: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

nên đã chủ động thành lập các tổ chức Việt Minh như ở Can Lộc (Hà Tĩnh),

thành phố Huế (Thừa Thiên) và đẩy mạnh công tác chuẩn bị khởi nghĩa giành

chính quyền. Bên cạnh đó, nhiều thanh niên trí thức của tổ chức Thanh niên

xã hội, Hội Tân Việt Nam, Trường Thanh niên Tiền tuyến khi được cán bộ,

đảng viên vận động đã gia nhập các tổ chức cứu quốc của Mặt trận Việt Minh,

trở thành một lực lượng chính trị to lớn, góp phần quan trọng tạo dựng ra lực

lượng vũ trang cách mạng của các tỉnh. Bản thân học viên Trường Thanh niên

Tiền tuyến là lực lượng vũ trang cách mạng với thành phần đặc biệt là thanh

niên trí thức. Đây được xem là lực lượng vũ trang nòng cốt đầu tiên của Việt

Minh Thuận Hóa bên cạnh lực lượng tự vệ cứu quốc của Việt Minh Nguyễn

Tri Phương. Khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện, một số

nhóm thanh niên trí thức đã táo bạo, linh hoạt tổ chức khởi nghĩa giành chính

quyền thắng lợi như ở Can Lộc (Hà Tĩnh) hoặc trở thành lực lượng xung kích

cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền như trường hợp các học viên Trường

Thanh niên Tiền tuyến ở thành phố Huế. Nhiều thanh niên trí thức còn đảm

trách các nhiệm vụ quan trọng trong bộ máy chính quyền cách mạng ở một số

địa phương thuộc các tỉnh Bắc Trung Bộ.

5. Hơn 70 năm đã đi qua kể từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám

năm 1945, đất nước, xã hội và con người Việt Nam, trong đó có các tỉnh

Bắc Trung Bộ đã đạt được những bước tiến dài. Nghĩ về quá khứ, cuộc vận

động Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở các tỉnh Bắc Trung Bộ vẫn gợi mở

cho hiện tại những vấn đề thiết thực. Đó là về sự đoàn kết, thống nhất trong

nội bộ của tổ chức Đảng; về vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc sâu sát

thực tế, kịp thời dự báo, nắm bắt, giải đáp và tổng kết thực tiễn; là vấn đề

huy động sức mạnh toàn dân, dựa vào nhân dân, là mối quan hệ gắn bó máu

thịt giữa Đảng và dân; là sự xã thân hi sinh, năng động, linh hoạt, dám nghĩ,

dám làm của đội ngũ cán bộ, đảng viên; là sự vận dụng sáng tạo đường lối,

chủ trương của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương; là vấn đề xây

dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy yếu tố nội lực và bản lĩnh độc

lập tự chủ của nhân dân, của mỗi địa phương. Bên cạnh đó, từ việc nhận

định tình hình, nắm bắt và chớp thời cơ trong Cách mạng tháng Tám năm

1945, các tỉnh Bắc Trung Bộ sẽ suy nghĩ cách tận dụng những thời cơ, vượt

qua các thách thức mới của thế giới, khu vực và của đất nước trong công

cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.

Page 30: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

HUE UNIVERSITY

COLLEGE OF EDUCATION

DO MANH HUNG

THE AUGUST REVOLUTION IN 1945

IN NORTH CENTRAL PROVINCES

Major: History of Viet Nam

Code: 62.22.03.13

THE SUMMARY OF DOCTORAL

DISSERTATION ON HISTORY

HUE - 2016

Page 31: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

The work was completed at

College of Education - Hue University

The scientific supervisors:

1. Ass.Prof.Dr. Truong Cong Huynh Ky

2. Dr. Nguyen Van Hoa

Reviewer 1:

Reviewer 2:

Reviewer 3:

The dissertation was defended at the Council of

dissertation assessment of Hue University Council

at: …. on …./…./2016.

The dissertation can be further referred at the

Library College of Education - Hue University.

Page 32: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

PUBLISHED RESEARCH WORKS OF THE AUTHOR

RELATED TO THE DISSERTATION

1. Do Manh Hung (2013), "The 1945 August Revolution in

Vietnam through the recognition and evaluation of French

researchers", Proceedings of Scietific Workshop on Vietnam

- France Relations: Past and present, Vietnam - France

Friendship Association in Thua Thien Hue province,

College of Education, College of Sciences - Hue University,

(April 2013), pages106-109.

2. Do Manh Hung (2014),"The Patriotic Revolutionary

Movemen in Quang Binh in 30 years in the early 20th

century", published in Scientific reports of the National

Conference on 410 years of formation and development of

Quang Binh, Political - Administrative Publishing House,

Hanoi, pages 456-467.

3. Do Manh Hung (2014), "Characteristics of the August

Revolution in 1945 in Quang Binh", published in Scientific

reports of the National Conference on 410 years of

formation and development of Quang Binh, Political -

Administrative Publishing House, Hanoi, pages 500-512.

4. Do Manh Hung (2014), "The Uprising to seize power in Ha

Tinh in August, 1945", Journal of Military History, No.

272, pages 22-26.

5. Do Manh Hung (2015), "The negotiations with the Japanese

army in the general uprising in August 1945 in the North

Central provinces", Journal of Military History, No. 285,

pages 12-17.

6. Do Manh Hung (2016), "The role of Viet Minh Nguyen Tri

Phuong to the victory of the August Revolution in 1945 in

Thua Thien Hue province", Journal of Hue University (got

published).

7. Do Manh Hung (2016), "Thua Thien Hue province in the

campaign of the August Revolution in 1945", Hue University

theses (pending acceptance).

Page 33: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

INTRODUCTION

1. REASONS FOR CHOOSING THE TOPIC

In the process of Vietnam’s history in early modern period, the August

Revolution in 1945 is one of the great historical events, which marked a major

turning point in the nation's history. The August Revolution created the

preconditions for the development and victory of Vietnamese people from 1945 to

the present.

The August Revolution in 1945 is a scientific problem which has

been interested by many researchers at home and abroad and has made

remarkable achievements. Beside the general issues of the August

Revolution, a number of regional and local works have been accessed. The

campaign of the August Revolution in provinces has been studied but

mainly in descriptions and the characterization problems are almost not

mentioned. The 1945 August Revolution in North Central Coast is an

important issue but not yet studied comprehensively and systematically.

The North Central provinces contributed to the victory of the August

Revolution in 1945. This was a strategic area of the Central Coast. The ruling

apparatus and the military forces of the French colonialists and Japanese

fascists here were relatively strong. Therefore, North Central Coast was one of

the revolutionary centers of the country.

In the campaign of the August Revolution in 1945, the North Central

provinces played a critical role. This was one of the areas where first

uprisings to seize power succeeded, which directly terminated backward

feudalism and Tran Trong Kim government. The August Revolution

campaign in 1945 in North Central Coast had innovative features to gather

forces, methods and forms of insurrection to seize power. Therefore,

studying the August Revolution in 1945 in the North Central provinces has

scientific significance and deeply practical value.

For these above reasons, I chose the theme: “The August Revolution

in 1945 in the North Central provinces” as my Doctoral Research Topic.

2. OBJECT AND SCOPE OF THE RESEARCH:

2.1. Object of the research: The August Revolution in 1945 in the

North Central provinces.

2.2. Scope of the research:

- Place: North Central area under the leadership of the Regional Party

committee of the Central Vietnam, including the provinces of Thanh Hoa,

Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien.

- Time: From September 1st 1939 to August 26

th 1945-Time to

Page 34: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

prepare and uprise to seize power in provinces.

3. RESEARCH PURPOSES AND TASKS

3.1. The research purpose: Recreating systematically and

comprehensively the campaign of the August Revolution in 1945 in the

North Central provinces.

3.2. The research tasks:

- Identifying the issues that need further studying of the August

Revolution in 1945 in the North Central provinces.

- Analyzing the historical context of the campaign of the August

Revolution in the North Central provinces.

- Presenting the preparation for the uprising to seize power in the

North Central provinces from September 1939 to August1945

- Clarifying the insurrection to seize power of the August Revolution

in 1945 in the North Central provinces.

- On that basis, analyzing characteristics, advantages and limitations, roles

and lessons learnt of the August Revolution in 1945 in the North Central

provinces.

4. RESEARCH RESOURCES AND METHODS

4.1. Research resources

- Written resources:

+ Published resources

+ Archives

- Fieldwork

4.2. Research methods

- The methodology of the thesis is the view of Marxism - Leninism,

the Communist Party of Vietnam and Ho Chi Minh thought on violent

revolution, building the Party, mobilizing the masses, building armed forces,

especially insurrection to seize power.

- The thesis was written on the basic of combining the historical

method, logical method and specific methods as description, analysis,

synthesis; simultaneously, using statistical methods, comparative and

interdisciplinary methods such as fieldwork, interviewing witnesses, etc.

5. CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Firstly, reappearing a panoramic history of the August Revolution in

1945 in the North Central provinces.

Secondly, drawing characteristics in the relationship among the 1945

August Revolution in the North Central provinces, the Northern Delta

provinces, the Southern Central Coastal provinces and the Southern

provinces; pointed out the advantages and limitations; roles; reasons of

victory and lessons learned.

Thirdly, providing a relatively complete documentation of the August

Page 35: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Revolution in 1945 in the North Central provinces.

Fourthly, the thesis is a reference to research and study the August

Revolution in 1945 at university and college; contributing to the revolutionary

and patriotic education for the strata in the North Central provinces, the useful

materials to help teachers in secondary schools to compile and teach local

history section.

6. STRUCTURE OF THE THESIS

In addition to the introduction, conclusion, references, appendices,

the thesis includes 4 chapters:

Chapter 1: Overview of the study related to the thesis.

Chapter 2: The process of preparing the uprising to seize power in

the North Central provinces (from 9-1939 to 3-1945).

Chapter 3: Rush preparation for all aspects and insurrection to seize

power in the North Central provinces (from 3-1945 to 8-1945).

Chapter 4: Comments and lessons learned.

Chapter 1

OVERVIEW OF THE STUDY RELATED TO THE THESIS

1.1. RESEARCH ISSUES

The North Central provinces are located along the coast, from 16o to

20o30' north latitude and from 106

002

’ to 108

002

’ east longitude including

Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue.

The August Revolution in 1945 is a major scientific theme, attracting

many researchers to study. There were many works published and mentioned

in different aspects related to the 1945 August Revolution in general and in

the North Central provinces in particular.

1.2. SITUATION RESEARCH

1.2.1. The works on the 1945 August Revolution in Vietnam

1.2.1.1. The national study

This group includes typical works such as: Truong Chinh (1946), The

August Revolution; Institute of History (1960), The August Revolution - The

Uprising in Hanoi and other localities; The Central Commission for the

research of Party History (1967), Studying the nature and characteristics of

the August Revolution; Truong Chinh (1975),

The Vietnamese People’s Democratic National Revolution; Party History

Institute (1985), The general uprising of August 1945; Party History Institute

(1995), History of the Revolution of August 1945; Ngo Van Minh (2005), The

August Revolution in the Southern Central Coastal provinces; Nguyen Dinh

Ca (2010), The general uprising of August 1945 in North Delta, etc.

The research works above focused on clarifying the historical

Page 36: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

context, the process of preparing forces, movement, nature, characteristics and

historical significance, causes and lessons learned from the 1945 August

Revolution in Vietnam. Some works mentioned some uprisings to seize power

in local areas, including the North Central provinces.

1.2.1.2. The abroad studies

Paul Mus (1952), Vietnam, Sociologie d'une guerre; Charles

Fourniau (1961), "The August Revolution in Vietnam"; Stein Tønnesson

(1991), The Vietnamese Revolution of 1945, Roosevelt, De Gaulle and Ho

Chi Minh in a world at war; David G.Marr (1995), Vietnam 1945. The quest

for power, University of California press; etc.

The above studies had some reasonable assessments of the 1945

August Revolution in Vietnam. However, for many reasons, some authors

did not understand the role of the Indochinese Communist Party, the Viet

Minh Front and the initiative of Vietnamese people in the process of

preparing the uprising to seize power. Some studies did not mention about

the August Revolution in 1945 in the North Central provinces.

1.2.1.3. The scientific conferences, doctoral theses and research

articles published in professional journals

The Central Commission for the research of Party History (1963), The

discussion about the August Revolution; Ho Chi Minh Pedagogical University

(2010); The August Revolution in the Southern region; Nguyen Van Trung

(2012), The press of the regional branch of the Party in Central Vietnam

from 1930 to 1945, History PhD thesis; Tran Huy Lieu (1956), "Some

characteristics of the August Revolution", Journal of Literature, History and

Geography, No. 20; Nguyen Cong Binh (1960), "Discuss on the nature of the

August Revolution", Historical Studies, No. 17; Luong Son Chau (1970), "The

issue of opportunities - from The Russian October Revolution to the August

Revolution in Vietnam”, The Bulletin of the Party History Research, No. 03;

Thanh Dam (1975), "The study of the intermediate clasess during the August

Revolution"; Historical Studies, No. 163; Nguyen Thanh (1990), "The August

Revolution in 1945 in political public in France", Historical Studies, No. 04;

Van Tao (2005), "The August Revolution - the victory of the strategic

approach, the creative and initiative strategy of the Party", Communist

Review, No. 739; Nguyen Hoang Giap (2010), "The era stature of the August

Revolution"; Journal of Party History, No. 08;

Scientific conferences, doctoral theses and research papers above

provided new material, posed new problems and evaluations about the

August Revolution in 1945. On the basis of a set of monographs, we

compared, expanded the identification, assessment of the campaign of the

August Revolution in 1945 in the North Central provinces.

1.2.2. The studies on the 1945 August Revolution in the North

Page 37: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Central provinces

1.2.2.1. The local historical studies

Thanh Hoa Commission for the research of Party History (1966), The

brief history of the August Revolution (1939 - 1945); Nghe An Commission

for the research of Party History (1966), The August Revolution 1939 - 1945;

Ha Tinh Commission for the research of Party History (1966), The August

Revolution period (1939 - 1945); Quang Binh Commission for the research

of Party History (1974), History of Quang Binh August Revolution (draft);

Ha Tinh provincial Party Committee (1993), Ha Tinh Party History, vol 1

(1930 - 1954); Quang Binh provincial Party Committee (1995), Quang Binh

Party History, vol 1 (1930 - 1954); Thua Thien Hue provincial Party

Committee (1995), Thua Thien Hue Party History, vol 1 (1930 - 1954);

Quang Tri provincial Party Committee (1996), Quang Tri Party History, vol

1 (1930 - 1954) Nghe An provincial Party Committee (1998), Nghe An

Party History, vol 1 (1930 - 1954); Thanh Hoa provincial Party Committee

(2010), Thanh Hoa Party History (1930 - 1954), etc.

The studies above just stopped at the reenactment of historical

events related to the leadership of the party to the revolutionary movement

of local people, the characterization problem was hardly mentioned. There

were many important issues which were unresolved or debatable or verified.

Most of the works were not much exploited and based on resources of the

French colonial administration and Japanese fascists.

1.2.2.2. Scientific conferences, doctoral theses, master's theses and

research papers published in academic journals

The Committee of the Vietnam Fatherland Front, The scientific

history of Thua Thien Hue province (2015), Thua Thien Hue Intellectuals

and religions with the August Revolution - 70 years looking back, Scientific

Conference Proceedings; Nguyen Thi Dam (1994), The Long Thuy

hydraulic lime factory’ workers (1896-1945), Ph.D. history thesis; Tran Van

Thuc (2003), The revolutionary movement for the national liberation in

Nghe An from 1939 to 1945, Dissertation History; Nguyen Tat Thang

(2012), Patriotic and Revolutionary Movement in Ha Tinh from late

nineteenth century to the August Revolution in 1945, Dissertation History;

Le Thi Tuyet Nhung (2011), The August Revolution in 1945 in Quang Tri,

Master history thesis; Tran Van Thuc (2003), "Contributing to clarify

further insurrection to seize power in Nghe An," Historical Studies, No. 01;

...

1.2.3. The problems related to the subject was the study resolved

In a nutshell, "The August Revolution in 1945 in the North Central

provinces" was initially mentioned in several different aspects by

researchers. However, due to the work’s purpose, so far there has been no

Page 38: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

real work to be systematic, comprehensive on this issue in view of the

region.

1.3. EMERGING ISSUES NEED TO CONTINUE STUDYING Based on researches from a variety of sources, analyzing the policy

of French colonial domination, Japanese fascists and South Dynasty in the

North Central provinces from 1939 to 1945, several issues need further

studying to clarify such as: the tricks to fiercely suppress the revolutionary

forces in the provinces, to bribe the fickle people so as to undermine the

solidarity system of Party organizations at all levels and unity bloc nations

in North Central's French colonialists and Japanese fascists.

Reappearing in detail and completeness of the process of preparing

the uprising to seize power in the North Central provinces from 1939 to

1945 on specific aspects such as: The way to apply the revolutionary

leadership of the Party Indochinese Communist; the process of building,

restoring and unified grassroots Party organizations; building political

forces, armed forces, bases; rehearsals struggling masses.

On the other hand, need to clarify the process of insurrection to seize

power in the North Central provinces in terms of: Movement uprising in

part; clarifying the situation to seize the opportunity and actively devising

uprising and insurrection movements to seize power; analyzing the role of

youth in the process to seize power in some areas.; drawing on the strengths

and limitations of the August Revolution in 1945 in the North Central

provinces.

Furthermore, it needs to highlight the characteristics of the process of

preparation, mode of insurrection to seize power of the August Revolution

in 1945 in the North Central provinces through the match in August

Revolution at neighboring areas. On the other hand, analyzing the role of the

August Revolution in 1945 in the North Central provinces for the 1945

August Revolution in the country and for the revolutionary of Laos.

Drawing a number of lessons learned from the process of preparation and

insurrection to seize power in the provinces which can apply to the

construction and development in the North Central today.

Chapter 2

PREPARATION PROCESS FOR INSURRECTION TO SEIZE

POWER IN NORTH CENTRAL PROVINCES (FROM 9-1939 TO 3-

1945)

2.1. SITUATIONS OF THE NORTH CENTRAL PROVINCES

BEFORE THE SECOND WORLD WAR

2.1.1. Natural conditions, political, economic, social situations

Page 39: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

and patriotic tradition of the North Central provinces before 1930

2.1.1.1. Natural condition

The North Central provinces are situated on a wide land; the north-

central terrain is diverse with mountains and midland, plain and continental

shelf.

North Central is located in the tropical monsoon climate. Heavy

rainfall and a narrow horizontal plain make river systems here have

peculiarities. Most of the rivers flow from the Northwest - Southeast, across

multiple domains terrain, mainly mountainous rivers which are short, steep,

fast flowing water. Water flow is not much, depends on rainfall regimes.

2.1.1.2. The political, economic and social situations

The North Central provinces with Hue city being the capital of the

Southern Dynasties, which was also home of the ruling apparatus of the

Middle States for protection. Feudal dynasty headed by the king, officials,

royal and 6 ministries became the vehicle for the French catering. All

activities of the court were governed by the Middle States embassy. In the

provinces, the government "protection" of the French colonial

administration was in charge of everything and judicial authorities.

After extinguishing the revolt Huong Khe (1896), the French

conducted colonial exploitation program for the second time with the

growing scale which created a significant transformation of the sector in the

North Central provinces. Besides, the school system at all levels and health

facilities developed compared to the previous period.

Mining policy of the French colonies led to the class polarization in

society in the provinces deeply. Unless comprador and landlord classes had

rights tied to the French and colluded with them, the majority of small and

medium landowners, bourgeoisie and national bourgeoisie were in conflict

with French and had national spirit. The peasantry and the workers were

oppressed and exploited. They were a large and energetic force of the

revolution.

These socio economic conditions above were premises to promote

people of the North Central provinces turned to the period of revolutionary

struggle under the leadership of the Communist Party of Vietnam.

2.1.1.3. Traditional patriotism and revolution

When the French invaded Vietnam (1858), people of the North

Central provinces resolutely fought against and tried to save the country.

Typical battle was Giap Tuat (1874) by Tran Tan, Dang Nhu Mai, Tran

Quang Can, erupted in Nghe An, Ha Tinh and Quang Binh. In Can Vuong

movement in late 19th century, the North Central Coast was region where

the revolution reached to the peak. Huong Khe uprising (1885 - 1896) by

Phan Dinh Phung was one of the typical struggle.

Page 40: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

North Central Coast was a strategic area of the patriotic movements

of Vietnam in 20th century. On September 14th

1925, the political prisoners

who just got out of jail and some new learners organized a meeting in Con

Meo Mountain (Vinh - Ben Thuy) and they decided to establish the Vietnam

Restoration.

It could be seen that in the national construction and defense, people

of the North Central Coast had created for themselves a secific identity,

which was solidarity to fight against enemy.

2.1.2. The establishment of the Party and the revolutionary

movement of people of North Central provinces in the period of 1930 - 1939

2.1.2.1. The establishment of the Party in the North Central Coast

The positive active of the first communists such as Ho Tung Mau, Le

Hong Son, Le Hong Phong, Truong Van Linh, etc had led to the establishment

of the The Vietnam Revolutionary Youth League and Tan Viet Revolutionary

Party in the North Central provinces.

After the establishment of the Communist Party of Vietnam, on May 3rd

1930, the Central Party office in Central Coast was founded and until the

middle of 1930, it was renamed to the Regional Party committee of the

Central Vietnam led by Nguyen Phong Sac. Then, this organization sent party

members to localities for creating and developing the system of Party. By the

end of 1930, the majority of the North Central provinces had party systems,

including 6 provincial party committees: Vinh (March 1930), Nghe An

(March1930), Ha Tinh (March 1930), Quang Tri (April1930), Thua Thien Hue

(April 1930), Thanh Hoa (July 1930); 20 town and district committees; over 239

party branches and 1,440 party members.

The Communist Party of Vietnam in each province marked a significant

development of the struggle for national liberation in this region.

2.1.2.2. The revolutionary movement of people in North Central

provinces from 1930 to 1939

Based on the guidelines of the Communist Party of Vietnam in “Brief

Political Platform”, “Brief Policy” (February 1930) and “Party Statutes”

(October 1930), the Regional Party committee of the Central Vietnam

executed a mass struggle against imperialism and feudalism for claming

people’s rights.

On that basis, the Party organization of the North Central provinces

started a mass movement fighting for people's rights and democracy. One

typical struggle was the battle on International worker’s day May 1st 1930 in

all provinces. After that day, the movement continued to grow in both

quantity and quality. From September 1930, the revolution in Nghe An, Ha

Tinh increased drastically. Specially, in Nghe An and Ha Tinh, there were

1,209 mass struggles.

Page 41: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Revolutionary movements in Nghe An, Ha Tinh rose quickly, making

the government of feudal empires disintegrated in many places. It led to the

establishment of Soviet government in 200 villages in Nghe An and 172

villages in Ha Tinh. Under these circumstances, the French conducted "white

terror". The Party Central Committee and the Regional Party committee of the

Central Vietnam launched masses struggles to support red Nghe Tinh

movement.

Base on the resolutions of the Party Central Committee and the

Regional Party committee of the Central Vietnam, leaflets appeared in Thua

Thien and Quang Tri, Quang Binh, Thanh Hoa for calling support to red

Nghe Tinh movement and and opposing persecution of the French

colonialists. Besides, many battles appeared continuously in various places.

Before the development of the movement, the French army concentrated and

used wicked strategy to deal with. Thus, from mid-1931, movement sank

lightly and moved to a new stage of struggle.

Although there were heavy losses, the officers, Party members and

the revolutionary masses in the North Central provinces still showed

indomitable spirit for struggles to restore movement in 1932 - 1935. One of

the typical struggles was arises of political prisoners in the local jails. The

struggle with the aim to restore and develop Party organization system

achieved some important results with the impressive one was the restoration

of the Provincial Committee of Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh and partly

restored some party systems in districts, villages. Movement gradually was

restored with the appearance of the struggles of workers, farmers and fights

on ideological front. Under that circumstance, the French conducted the

terror. By the end of 1935, the provincial Party organizations from Nghe An

to Thua Thien were broken.

Before domestic and international changes, in July 1936, the Central

Committee of the Communist Party had a meeting in Shanghai to determine the

ways and methods of struggle in the new situation. The Provincial Party

Committee in these provinces was rebuilted: Nghe An (September 1936), Ha

Tinh (October 1936), Thua Thien (April 1937), Quang Tri (September 1937).

Untill that time, Quang Binh Provincial Party Committee was not yet

established.

On that basis, the movement in provinces turned to a new stage,

starting with the movement for the Indochinese Congress held in 1936, the

next was the picking- up Gordart in 1937. From 1937 to 1938, the provincial

Party in provinces organized twice won election campaigns for applicants of

the Democracy Front in the House of Representatives in Central Vietnam

and the fight against "raising taxes project" in 1938. The struggles for

democracy took place continuously. In Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, there

Page 42: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

was a movement called "Defensive Indochina" and the campaign to support

the Chinese people against the Japanese fascists.

The results of the democratic movement in period of 1936 to 1939

were one of the preconditions for the North Central provinces to conduct the

preparation for national liberation.

2.2. THE PREPARATION PROCESS FOR THE

INSURRECTION TO SEIZE THE AUTHORITY

2.2.1. The historical context and the shift to direct Vietnam

Revolutionary Communist Party of Indochina

2.2.1.1. The situation in the country and the North Central

provinces

Hardly had the Second World War broken out, the French attacked

Vietnam revolutionary movement. The colonial government implemented a

policy called" economic war" to provide maximum resources to the states of

Indochina. In September 1940, Japanese fascists invaded Indochina.

Indochinese people had to bear the yoke of both France and Japan.

With the backing of the French colonialists and Japanese fascists,

many political parties and groups were established. On October 5th

1939,

Bao Dai issued the edict banning all meetings of communist propaganda in

the Central Vietnam, and confiscated all kinds of progressive reports.

In the North Central provinces, the French conducted population

censuses, rearranged administrative systems to strengthen human resources to

implement policies of exploitaion and plunder. After the treaty on July 23rd

1941, the Japanese fascists started sending troops into the provinces. Thua

Thien, Quang Tri, Nghe An and Thanh Hoa became important military bases of

Japan.

At North Central, the most “brilliant’ pro-Japanese elements was Ngo

Dinh Diem. In the middle of 1943, Ngo Dinh Diem sent Ngo Phan Thuc to

Japan to contact Cuong De. At the same time, he required Do Mau to sketch a

plan to prepare for Cuong De to come back home and establish a pro-Japanese

government.

Coupled with persecution on politics, the French strengthened economic

exploitation to serve the needs of war. On the occasion of war, comprador,

foreign capitalists in the North Central provinces tried their best to plunder

goods, speculate to make increasingly scarce commodity. In rural areas, the

landlord, mandarins’ classes, used every expedient to exploit people. Therefore,

the life of the peasants and workers were completely difficult. The life of the

petty bourgeois, bourgeois, small and medium landowners also declined. There

was no other way; they must struggle to overthrow the yoke of tyranny, set up a

new social regime.

2.2.1.2. The policy of the Communist Party of Indochina

Page 43: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

From the Central Party Conference in November 1939 to the 8th one,

the Indochinese Communist Party completed the strategies for struggling

navigation in the new situation with following important contents: Setting

the task of national liberation on top; asiding land revolution slogans, only

setting the slogan of confiscating land of the empire and Vietnamese

national betrayal to divide for peasants; conducting tax reduction, redividing

the public land reasonably, striving to the slogan farmers have land;

strengthening ethnic unity fronts; emphasizing the three ethnic solidarity in

Indochina; advocating armed insurrection and predicting patterns of revolt

from each part to the whole when the chance come.

2.2.2. Preparation combined with struggle toward insurrection to

seize power in the North Central provinces

2.2.2.1. Units of the Party recovery after the terrorist phase of the French

Despite having been terrorized violently, Party organizations in most

of the North Central provinces had been consolidated and made slight

progress. To March, 1945, 4 out of 6 provinces in North Central areas with

the Party organization included Thanh Hoa, Quang Binh, Quang Tri, Thua

Thien; 2 provinces had the leadership of provincial offices were Thanh Hoa

and Thua Thien. There were members of the Party at Nghe An and Ha Tinh

but they could not manage to re-establish the Party organization. Although

the party systems were not stable and throughout the countries, the recovery

of the leadership at all levels played an important role in the restoration of

the organizational party systems and the revolutionary movement.

2.2.2.2. Building and developing the revolutionary forces

Building political force

The implementation of the Resolution of the Party Central Conference in

November 1939, the provincial Party organization advocated move public

organizations into "anti-imperialist" groups, which made public organizations in

some places up to district level. Social organizations such as Buddhist Youth,

Sports Youth, the National language propagation group were founded, attracting

the broad participation of the youth, intellectuals, Buddhists in the provinces.

After receiving the “Central Resolution 8", from the beginning until

the end of 1942, the provincial Party organizations of Thanh Hoa, Nghe An,

Quang Binh, Quang Tri and Thua Thien established Viet Minh Committee

or Viet Minh encouraging Committee in some places, moved the anti-

imperialist associations into snational salvation associations, some bases of

Vietminh were formed in Tho Xuan ,Thieu Hoa, Yen Dinh (Thanh Hoa);

Vinh, Quynh Luu, Dien Chau (Nghe An); Quang Trach, Bo Trach, Dong

Hoi, Le Thuy (Quang Binh); Vinh Linh ,Trieu Phong and Hai Lang (Quang

Tri), Phong Dien, Hue, Phu Loc (Thua Thien).

In early 1943, the Party organization in Ha Tinh still did not make

Page 44: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

contacts with the central government yet. Under these circumstances, some

officials formed a revolutionary group, named Vietnam National Salvation

Council. After being established, the Vietnam National Salvation Ha Tinh

began to contact with the Party organization in Nghe An, received the

documents of the Viet Minh Front. In April 1943, the Vietnam National

Salvation Ha Tinh was renamed into The National Salvation. The Ha Tinh

National Salvation actively built bases in Can Loc, Duc Tho, Thach Ha,

Cam Xuyen, Huong Son, and Huong Khe districts.

The highlight in building political forces in the North Central

provinces was the development of the National Language Spread

Association. Through its activities, many teachers and youth contacted with

the national salvation youth organizations, became cadres of the masses and

Viet Minh Front.

Constructing armed forces and bases

In early 1941, the Provisional Central Committee decided to conduct

the entire people armed in preparation for a revolt.

Implementing the policy of the Regional Party committee of the

Central Vietnam, the North Central provinces conducted to build armed

forces and bases. In Thanh Hoa, on the basis of the thrive of the Anti-

imperialist National Salvation Council, the officials and Party members

directed to create self-defense forces, guerrillas in villages, then chose the

qualified people to form sub-group of guerrillas. At the end of July 1941,

Ngoc Trao war zone was established. On September 19th

1941, Ngoc Trao

guerrilla was established with 21 soldiers, till the end of September 1941,

the number of the army was up to 84 people and was arranged according to

each subject session.

On October 18th 1941, the French mobilized 500 soldiers and

thousands bellman, divided into four army battalions to besiege Ngoc Trao

war zone. The fierce fighting took place. However due to the remarkable

difference between the number of soldiers, on October 19th

1941 night, the

partisans secretly withdrew from Ngoc Trao, then distributed on local

forces.

Despite having existing in a short time, Ngoc Trao war zone was the

peak of the movement against imperialism for national salvation in Thanh Hoa,

which had a great impact on the local population and the surrounding provinces.

In March 1942, the Party Contact Committee of Le Thuy district

(Quang Binh) established self defense teams of 13 soldiers. In Phu Loc

(Thua Thien), in July 1942, self-defense team with seven soldiers was

established, armed with spears and daggers. In April 1943, Ha Tinh National

Salvation Front established self defense teams. The guerrilla bases in Ngan

Truoi and Truong Bat (Huong Khe) were built. Under forms of learning

Page 45: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

martial ethnic groups, Viet Minh Thanh Hoa chose some qualified people

for safeguard national salvation. In March 1944, Thanh Hoa Provincial

Party Committee opened the first military training at Nga Son.

After the General Viet Minh required "Uprising preparation", the

North Central provinces boosted building the armed forces. In Thua Thien,

at the middle of 1944, Phu Loc District Party Committee conducted

strengthening and development of Diem Truong self defense team. On June

24th

1944, the Conference of the Thanh Hoa Provincial Party delegates

urgently set out the policy to open more political training, short-term

military, every district, ward must have a secret location for major politics

and military. The movement of military training took place eagerly in

districts and wards. At the conference of Thanh Hoa Provincial Party held

on March 3rd

1945, they advocated self-defense teams to conduct raids, take

the enemy weapons to equip.

2.2.2.3. Anti-imperialist, fascist and henchmen struggle:

At the same time trying to restore the movement of the outside party

members, party members in prisons were also active. Dozens of fights broke

out at the prisons in 1940 and 1941.

Besides, many struggles of the classes erupted. Typical struggles were

ones of the workers in Vinh - Ben Thuy, Ham Rong match factory, Rome

plantation in Huong Hoa (Quang Tri) with a rich variety of forms, forcing

employers to make concessions. The harassment lawsuits, elaborate fights,

conscription, against taxes, against collecting paddy and cotton crops were

forms of popular struggle of farmers in rural areas of the provinces. Some

landlords, rich peasants with national spirit joined the struggle in favor of the

farmers.

The rallies with the participation of thousands of people were held in

Trieu Phong, Cam Lo and Vinh Linh (Quang Tri) on October 20th and 21

st in

1940. On January 4th 1941, 2,000 students from Vinh City combated against

Indian fabrics trafficking shopkeepers. In particular, on January 13th 1941,

Nguyen Van Cung commanded Vietnamese patriotic troops to invade Cho

Rang, Do Luong and intended to occupy Vinh. On January 22nd

1941, Hung

Nguyen - Nghe An citizens organized rally at Lieu Market. Next, on May 14th

1941 night, under the leadership of the Song Con (Huong Son - Ha Tinh), the

masses destroyed Ferrey plantation. Self-Defense Forces of a number of

provinces organized ambushes on soldiers patrolling in order to relief workers

arrested. Typical one was the ambush of self-defense squad in Thieu Hoa

(Thanh Hoa) on July 14th 1941. On December 4

th 1943, Hoang Hoa people

prevented Japanese fascists ‘convoys with 500 roading workers. In particular,

on September 21st 1944 night, revolutionary pamphlets were spread in Thanh

Hoa town and other districts in this province, which made colonial

Page 46: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

government utmost indignant. On February 25th 1945, Thanh Hoa High

School students were on strike to protest the French arresting teachers and

students of this school.

Thus, from September 1939 to March 1945, although the French and

the Japanese fascists conducted violent terrorists with Vietnam

revolutionary movement, in the North Central provinces many struggles of

classes and different strata erupted.

Page 47: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Chapter 3

URGENT PREPARATION IN ALL ASPECTS AND INSURRECTION

TO SEIZE POWER IN NORTH CENTRAL PROVINCES

(FROM 3-1945 TO 8-1945)

3.1. POLICY’S INDOCHINESE COMMUNIST PARTY AFTER

JAPANSE COUP D’ETAT FRENCH INDOCHINA

3.1.1. Conspiracy and tricks of the Japanese fascists

At night on March 9th

1945, the Japanese forces fought against the

French throughout Indochina. The French troops resisted weakly and

surrendered the Japanese fascist the day after. After the coup, Japan declared

"granting independence" to Viet Nam. To the Southern Dynasty, Bao Dai - a

puppet king under French colonial authority became the puppet king under

the Japanese fascists authority. On April 17th

1945, a new government was

set up with the Prime Minister was Tran Trong Kim.

After the coup, the Japanese fascists put about 9,000 troops to occupy

important positions in provinces and implemented downright brutal policies.

With the support of the Japanese fascists, the pro-Japanese political party

was established and present in almost all provinces. Japanese fascists also

opened schools teaching Japanese, organized showing films and sporting

events, etc to attract the youth, the students to follow them. Brutal

domination policy of the Japanese fascists pushed people of provinces fell

into the dismayed paths. The famine in the North Central provinces at the

end of 1944 and the beginning of 1945 clearly reflected that devasting truth.

It could be seen that the downright brutal policies of Japanese fascist

exposed its nature and fastened the revolutionization of the strata in the

North Central Coast.

3.1.2. The policy of the Indochinese Communist Party

On March 12th

1945, the Standing Committee of the Central

Communist Party issued Directive "Japan - France Shooting and our

actions", which identified the main enemy of Indochina’s people was

Japanese fascists, so the slogan "Expel France - Japan" was replaced by the

slogan "Expel the Japanese fascists" and mentioned the slogan "Establishing

the Revolutionary Government" to against the Tran Trong Kim government,

launched anti Japanese national salvation movement climax as the premise

for the general insurrection, ready to change the form into the general

insurrection. The Indochinese Communist Party also proposed an innovative

undertaking as "breaking the barn, solve hunger."

Directive "Japan - France Shooting and our actions" had great

impacts on the development of anti-Japanese national salvation movement

climax and The Uprising of August 1945.

Page 48: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

3.2. RUSHING BUILDING ARMED FORCES IN ALL

ASPECTS TOWARDS INSURRECTION TO SEIZE POWER

3.2.1. Developing and strengthening Party organization systems

After March 9th

1945, many cadres and Party members having

experience escaping from prisons returned to local areas to work. Thanks to

that, Party organization systems in some provinces were quickly restored

and strengthened.

On March 1945, Quang Tri provisional provincial Party Committee

was reset. Then Vinh Linh, Trieu Phong and Hai Lang and Gio Linh District

Party Committee were reset. On May 4th

1945, Thanh Hoa Provincial Party

Committee opened the conference to discuss measures to implement

directives of the Standing Committee of the Central Communist Party. After

the conference, the provisional provincial Party Committee was

strengthened. Party organizations were built in Thach Thanh, Vinh Loc,

Thieu Hoa, Hoang Hoa, Yen Dinh, Ha Trung, Hau Loc Nga Son, Nong

Cong districts. On May 23rd

1945, the Conference of Thua Thien province

officials was convened in Cau Hai Lagoon (Phu Loc), advocated speeding

up the preparation of the uprising to seize power. After the conference, Thua

Thien Hue provisional provincial Party Committee was strengthened, the

Party organizations were built in districts, towns in the province. In

particular, Hue city, Phu Loc district set up provisional town committees

and provisional district committees. In Nghe An and Ha Tinh, due to the fact

that there was no general organization and did not make contact with the

Central Party Committee, officials, party members assigned themselves go

to other places to make contacts and build bases. After a while, the Party

organizations in Nghe An and Ha Tinh were restored. In Quang Binh, in

June 1945, a branch of the Indochinese Communist Party was founded in

Dong Hoi town with 6 members. In Quang Trach, Bo Trach, Quang Ninh

and Le Thuy, the Party organizations had more active policy against the

Japanese fascists and minions.

Although the Party organizations in provinces were restored and

positively worked, in some localities, there were some phenomena of

prejudice, mutual suspicion among groups. Under these circumstances, on

June 27th

1945, the Standing Committee of the Central Communist Party

mailed to urge comrades in Central provincines quickly agreed.

In Nghe An and Ha Tinh, in the context that the Provincial Party

Committee was not recovered, officials, party members and patriots

gathered themselves in Viet Minh Front, formed the nucleus to lead the

movement. In late June 1945, Quang Tri provisional provincial Party

Committee was renamed to Quang Tri Party Unity Canvassing Board. On

July 2nd

1945, Quang Binh Party Unity Canvassing Board was established.

Page 49: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

3.2.2. Promoting to construct political force

3.2.2.1. Building, strengthening and developing the Viet Minh

Front

In Quang Tri, after the provincial key officials meeting held in April

1945, Viet Minh Committees were founded in all towns, districts, villages.

Numerous workers, peasants, youth attended the National Salvation.

From April to July in 1945, Viet Minh Committee was set up in

various districts from midland plains and coastal areas, communes and

villages in Thanh Hoa Province. To the beginning of August in 1945, the

number of people taking part in the national salvation in the province up to

thousands of people.

After the provincial conference in May 1945, in Thua Thien there

were two Viet Minh organizations: Viet Minh Nguyen Tri Phuong and Viet

Minh Thuan Hoa. At the end of June in 1945, the leaders of two Viet Minh

organizations hold a meeting in Hue and decided to merge Viet Minh

Nguyen Tri Phuong and Viet Minh Thuan Hoa organizations into one and

agreed to the action plans. Thus, in July 1945, Viet Minh Front was

established in all districts of the province. In some places, the Viet Minh

committees were established in some communes.

On May 19th

1945, the Viet Minh Nghe Tinh Canvassing

committee was founded. From the end of May to early of July in 1945, Viet

Minh Compliance Committee was set up in 15 districts, towns and cities of

two provinces. On August 8th

, 1945, Viet Minh Nghe Tinh Congress was

held and elected Viet Minh Nghe Tinh Executive Committee including 7

members, by Nguyen Xuan Linh as the secretary.

In Quang Binh, Viet Minh foundation was set up in Quang Ninh,

Quang Trach, Le Thuy, Bo Trach, and Tuyen Hoa. In Dong Hoi, Viet Minh

foundation was formed in the inner city and suburban villages. On July 4th

,

1945, Provincial Viet Minh officials Conference was held and decided to

unify Viet Minh forces. After the meeting, the Viet Minh Executive

Committee in districts and villages was founded. The national salvation

organizations were formed from urban to rural areas and attracted many

people’s participation.

3.2.2.2. Promoting the propaganda against the Japanese fascists

and henchmen In the buildup to prepare insurrection to seize power, the fight on the

ideology front with the Japanese fascist and minions had particularly

important roles. Recognizing this problem, the Party Organization and the

Viet Minh Front in provinces used leaflets, press to unmask false

independence, tricks of the Japanese fascists and minions, encourage

patriotism and gather large masses.

Page 50: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

3.2.2.3. Abusing Youth social organizations and revoluntionizing

Hue Frontline Youth School students In order to frustrate the plot of the pro-Japanese elements and gather

people, Viet Minh organizations in North Central provinces proposed to

abuse youth social organizations with more flexible forms of struggle

operations depending on specific conditions of the locality. Thus, Viet Minh

in provinces not only avoided persecution and destruction of the enemy,

limited the area of operation of the minions, but also attracted a great

majority of the masses of pro-Japanese organizations to follow Revolution.

On September 2nd

1945, the Frontline Youth School was founded,

opened the first training course and only consisted of 43 students. At first,

Viet Minh group was set up with 3 people, then grew to 5 and established

Viet Minh Board. Viet Minh Board actively made contact with Viet Minh

official groups at schools in Hue. Through the advocacy of Viet Minh

Board, to mid July in 1945, all school students were under the revolution.

3.2.2.4. Mobilizing intermediate classes to join the National

Salvation To mobilize troops, Nghe An, Quang Binh and Thua Thien provinces

founded War Campaign Committee. Viet Minh in provinces built base

station applications in the Security Affairs, grasped the soldiers guarding in

some governments and districts or advocated some internal troops to the

uprising.

Thanh Hoa, Nghe An, Quang Binh and Thua Thien promoted

advocacy work of civil servants, students, notables and intellectuals to

participate in the National Salvation Association and achieved important

results. For the religions, the policy of Viet Minh in provinces was

mobilizing Buddhist, Catholic people, highly segmented to limit the

opposition of reactionary dignitaries in these religions.

For the Government of Tran Trong Kim, Viet Minh in provinces

stated overthrow slogans but for the individual members of the cabinet, at

the provinces, districts, Party organizations, Viet Minh Front had specific

strategies to each object, neutralized these objects which could be neutral.

Many district heads, mayors campaigned were very good faith, willing to

cooperate with Viet Minh. The mobilization of senior officials in Hue

imperial and Tran Trong Kim government also achieved important results.

Thus, to mid August 1945, the North Central provinces built strong

political force enough to step into the insurrection to seize power.

3.2.3. Promoting to build armed forces and bases In Thanh Hoa, The Provincial Conference held in April 1945

advocated self-defense teams, promoted armed propaganda, built war zone,

mass uprising toward insurrection to seize power. Until before the uprising,

Page 51: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Thanh Hoa had grown to be an armed force with more than 2 thousand

guerrilla and self-defense. In July 1945, the liberation zones of Trieu Phong

(Quang Tri) was established. In Hai Lang, Thuong Nguyen- Phu Long war

zone was founded. The self-defense team was established in Cam Lo, Quang

Tri town, Trieu Phong and Hai Lang. The military training was organized;

trained military movements developed and were open in public. In Thua

Thien, the self- defense teams were established in many localities in the

districts of Phong Dien, Quang Dien, Phu Vang, Huong Thuy, Phu Loc and

Hue City. In Nghe An, the Safeguard team was established and developed

rapidly and widely from urban to rural areas. In Ha Tinh, self-defense forces

were in the rapid development in the communes of Can Loc and Huong Son

districts. Until before the uprising, the province had about 1,000 self-defense

team members and built the base area in Trang Sim, Khe Tram (Huong

Son), Truong Bat (Huong Khe). In Quang Binh, the Safeguard team was

established in Dong Hoi town and the government to serve as the core for

the masses revolt to seize power. Trung Thuan (Quang Trach), Vo Xa

(Quang Ninh), Bau Reng (Dong Hoi) were built into the bases.

Along with the development of the armed forces, building bases,

preparing weapons were also urgently implemented. Generally, before the

general uprising of August 1945, in 6 provinces, the numbers of guns were

just over 600, scattered in many districts. The main weapon of self-defense,

guerrilla were knives, swords, machetes, sticks.

Before the uprising to seize power, the North Central provinces had

built quite powerful revolutionary forces, ready with the country to "stand

up to bring power to freed us".

3.3. ANTI JAPANESE NATIONAL SALVATION MOVEMENT

CLIMAX

3.3.1. Downing the barn movement and addressing hunger

Before actual famine worsened, Party organizations, Viet Minh Front

in North Central provinces launched hunger relief movement which were

very strong and attracted countless people from different classes to

participate in with various forms of struggle.

Downing the barn movement, addressing hunger gained great

victory. That victory not only partly solved immediate hunger, but also

launched a mass movement, created real motivation to fan the flames of

revolutionary struggle in the North Central provinces.

3.3.2. Promoting volunteer propaganda, partial uprising,

establishing the revolutionary government

Volunteer propagating teams went to villages and held crowded

rallies, hanged gold-starred red flags, banners, publicly advocated anti

Japanese fascist policy of Viet Minh Front. The rallies, protesters

Page 52: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

increasingly intensed, took place simultaneously in many districts and towns

of provinces with the highest spirits to mentally intimidate feudatory

leaders, frontal assault on local authorities.

Before ebullient momentum of the revolution, some feudatory

leaders carried books, seals to submit to the Viet Minh Front, some were so

nervous that they did not work. On that basis, the people’s revolutionary

governments were set up in many villages in Ha Trung, Thieu Hoa and

Hoang Hoa districts (Thanh Hoa); Quang Trach, Quang Ninh districts

(Quang Binh); Trieu Phong, Gio Linh districts (Quang Tri) and Phu Loc

district (Thua Thien). Besides, the district partial uprisings exploded and

won in Hoang Hoa.

The Anti Japanese National Salvation movement climax marked the

basic completion of preparing the uprising to seize power in the North

Central provinces.

3.4. THE CHANCE AND UPRISING PLAN OF THE PARTY,

THE VIET MINH FRONT IN THE NORTH CENTRAL PROVINCES

3.4.1. The chance of the general uprising to seize power in the

North Central Provinces

Along with the event that America dropped 2 atomic bombs on

Hiroshima (August 6th

1945) and Nagasaki (August 9th

1945), with the

victory of the Soviet Red Army and the unconditional surrender by Japanese

fascist to Allies, the opportunity of the general uprising was ripe throughout

the country .

Seizing this great chance, on the afternoon of August 13th

1945, the

Party Committee and Viet Minh Front set up The National Uprising

Committee issued the general uprising throughout the country. On August

14th

and 15th

1945, the Party National Conference met at Tan Trao and

decided to lead Vietnamese uprising, set out policies for internal and

external needs done after the victory of the general uprising. On August 16th

and 17th

1945, the National Congress, also was held at Tan Trao, had upheld

the decision of the Party’s general uprising, went through 10 major policies

of Viet Minh, appointed Vietnam National Liberation Committee and Ho

Chi Minh as President.

Uprising decision of the Party and Viet Minh met the aspirations of

the entire Vietnamese, was the most important conditions for Viet Minh in

North Central provinces to lead people to seize power when revolution

opportunities was ripe here.

However, in North Central Coast, there were some disadvantages

besides the great chances. There were many intelligentsia, civil servants

engaged in the French administration and the Japanese fascist before in Hue.

Bao Dai and Tran Trong Kim had not given up power yet. Japanese troops

Page 53: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

concentrated in North Central provinces mostly crowded (about 9,000

troops), had not received order to lay down their arms surrendered, many

localities had not received any order of general uprising. In the mountains of

the provinces, the revolutionary bases were weak, especially in mountainous

regions of Thanh Hoa and Nghe An.

The above situation posed Viet Minh of North Central provinces,

especially in Thua Thien, to have appropriate policies to bring the revolution

to complete victory, less bloodshed and ensure the unity to continue against

the foreign invaders.

3.4.2. The uprising plan of the North Central provinces

In terms of difficult communication without machines to wait for

instructions from the Party, on August 8th

1945, Viet Minh in Nghe Tinh

actively created Uprising Committee and advocated: "Pirates of the

government started from commune to district, etc. and Vinh city was in a

particular case so it was necessary to wait for the results of the local before

disposal". After receiving the news of the Japanese surrender to the Allies,

on the afternoon of August 15th

1945, Nghe Tinh Uprising Committee

issued an insurrection order.

On August 10th

1945, The Standing Committee of Viet Minh Thua

Thien Hue met and decided: After Japanese fascist surrendered to the Allies,

we took the opportunity to launch the entire people's uprising to seize power

in the provinces, did not wait for orders from Center. On August 20th

1945,

The Uprising Committee of Thua Thien was established with To Huu as the

chairman. At night of August 21st 1945, The Provincial Uprising Committee

decided to conduct meetings and insurrection to seize power in Hue city on

August 23rd

1945.

On August 13th 1945, the Thanh Hoa Provincial Committee met to

discuss extending the insurrection to seize power. On August 15th 1945, Thanh

Hoa received the Japanese surrender to the Allies. Although not yet received

the Central Command's uprising, the conference decided to establish The

Uprising Committee and The Provisional Provincial People's Committee, and

launched an all-people uprising to seize power on the night of August 18th

1945.

On August 13th

1945, Quang Tri Provincial Committee conducted a

meeting to plan the uprising. On August 18th

1945, while The Provincial

Officials Meeting was on, the uprising command from the Central was

received by Tran Huu Duc and Dang Thi attending The Conference to

establish the Regional Party committee of the Central Vietnam. The

conference decided to establish the Provincial Uprising Committee and the

day to occupy Quang Tri town was on August 22nd

night and at dawn of

August 23rd

1945. Most districts in the province had the same uprising hours

Page 54: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

on these days. Huong Hoa, Cam Lo districts including Dong Ha town,

upraised later about 1 to 3 days because there were many Japanese troops.

On August 15th

1945, Viet Minh in Quang Binh held a meeting to

plan the uprising. Immediately after receiving the command from the

Central, on August 17th

1945, Viet Minh of the province held a conference

and decided: "Choosing August 23rd

1945 to upraise in the whole province.

Insurrecting to seize power in Dong Hoi town and districts on the same day,

same time, then to settle government system in overall".

Thus, the policy of insurrection in the North Central provinces was

carried out early, showing initiative and creativity of the local Viet Minh

organizations.

3.5. UPRISING EVOLUTION TO SEIZE POWER IN NORTH

CENTRAL PROVINCES (FROM AUGUST 15th

TO AUGUST 26th

1945)

3.5.1. Revolutionnary to seize power in Ha Tinh (from August

15th

to August 21th

1945)

Can Loc was the first district in Ha Tinh to succeed in seizing power

on August 15 with prominent role of the intellectual youth. Next, the victory

was in Thach Ha and Cam Xuyen on August 17th

. On August 18th

1945, the

insurrection to seize power in the town of Ha Tinh quickly succeeded, which

led Ha Tinh to be one of the first five provinces seizing power. Also on

August 18th

the revolutionary government was established in Ki Anh and

Duc Tho districts. On August 19th

, the revolutionary masses of Huong Son

and Nghi Xuan district government won uprising victories. Huong Khe

district finally took power on August 21st 1945, marking the success of the

August Revolution in Ha Tinh province.

3.5.2. Revolutionnary to seize power in Nghe An (from August

17th

1945 to August 26th

1945)

Quynh Luu was the first district of Nghe An to seize the government

on August 17th. Then, on August 19

th, The Uprising Committee of Hung

Nguyen conducted masses to seize power successfully. On August 21st 1945,

the revolutionary masses and the armed forces safeguard in Dien Chau, Vinh -

Ben Thuy city upraised to seize power, established the The Provisional

Revolutionary People's Committees. On August 22nd

the uprising in Nghia

Dan conducted successfully to seize power. Following the victory on the

circuit, on August 23rd

the revolutionary government was set up in Thanh

Chuong, Nam Dan and Anh Son districts. On August 25th the revolutionary

masses in Yen Thanh district revolted to seize power. Nghi Loc, Quy Chau,

Tuong Duong, Con Cuong and Vinh Hoa were last districts in Nghe An to

take power on August 26th.

Within 10 days, the insurrection to seize power in Nghe An was

Page 55: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

successful without bloodshed.

3.5.3. Revolutionnary to seize power in Thanh Hoa province

(from August 19th

to August 26th

1945)

On August 19th, the revolutionary government was set up in Thieu

Hoa, Tho Xuan and Cam Thuy, Dong Son, Yen Dinh, Vinh Loc, Thach

Thanh, Ha Trung Nga Son, Quang Xuong and Hau Loc districts. Next, the

insurrection succeeded in the Thanh Hoa town and Tinh Gia district on

August 20th. On August 21

st, the revolutionary masses and the uprising

safeguard in Nong Cong district won the victory. Thuong Xuan, Ngoc Lac,

Nhu Xuan, Lang Chanh, Ba Thuoc, Quan Hoa were the last parts of Thanh

Hoa to take power on August 26th.

Although Viet Minh in the province had not yet received uprising

commands from the central government, there was great successful uprising

in 8 days with the leadership of the Party, Viet Minh Front.

3.5.4. Revolutionnary to seize power in Thua Thien Hue province

(from August 19th

to August 23rd

1945)

Phong Dien and Phu Loc were two first districts to seize power on

August 19th

1945. Then there were insurrections to seize power in Huong

Thuy and Phu Vang districts on August 22nd

1945. In the morning of August

23rd

1945, there were victories in Quang Dien, Huong Tra districts. Also on

August 23rd

1945, self-defense armed forces, Youth Frontline combined

with urban and suburban masses conducted successfully uprising to seize

power in Hue city, The Provisional Revolutionary People's Committee was

established. On August 30th

1945, Bao Dai abdicated, marking the cessation

of the backward feudal system in Vietnam.

With the method of using the self-defense forces, Hue Youth

Frontline combined with the revolutionary masses to seize power from

districts to towns, the uprising in Thua Thien won quickly, completely,

avoided bloodshed in one of the most complex areas of the country.

3.5.5. Revolutionnary to seize power in Quang Binh province (on

August 23rd

1945)

On August 23rd

1945 Dong Hoi town and all towns, districts (Quang

Trach, Bo Trach, Quang Ninh and Le Thuy, Tuyen Hoa) uprose to seize

power, established The Provisional Revolutionary People's Committee.

Taking place in only one day to seize power, Quang Binh province

was one of provinces having the most effective and the fastest uprising in

the country.

3.5.6. Revolutionnary to seize power in Quang Tri province

(from August 23rd

to 25th

1945)

On August 23rd

1945 in Vinh Linh, Gio Linh, Trieu Phong, Hai Lang

and Quang Tri town successfully uprose. Cam Lo and Huong Hoa were the

Page 56: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

last two districts in Quang Tri taking power on August 25th

1945.

With armed protesters combined with diplomatic negotiations

supported by self-defense forces, the uprising in Quang Tri - the areas where

Japanese military occupied crowded had a quick success.

In summary, in the North Central Coast, the insurrection to seize

power started from Ha Tinh, followed by Thanh Hoa, Nghe An, Thua Thien

and Quang Binh, Quang Tri. To August 26th

1945, the insurrection to seize

power finished successfully in these provinces.

Chapter 4

COMMENTS OF THE AUGUST REVOLUTION IN 1945

IN THE NORTH CENTRAL PROVINCES

4.1. CHARACTERISTICS

4.1.1. The process of preparation to seize power in the North Central

provinces happened in difficult situations but still achieved comprehensive

results, showing the initiative and creativity of the localities.

4.1.2. Morphology of insurrection to seize power in the North

Central provinces was flexible and various.

4.1.3. Method of insurrection to seize power in the North Central

provinces was various and unique.

4.2. ADVANTAGES AND LIMITATIONS

4.2.1. Advantages

4.2.1.1. There was an agreement on the will and determination, creativity

in the process of building the revolutionary forces.

4.2.1.2. Actively planning insurrection to seize power early.

4.2.1.3. Disabling the Japanese and obtaining numerous enemy weapons.

4.2.2. Limitations

4.2.2.1. Some Party organizations violated principles of Party discipline

and did not delete thoroughly local and narrow-minded ideology.

4.2.2.2. Some localities did not focus on building revolutionary bases

in the highland area, lack of responsiveness and flexibility in leadership.

4.3. ROLE

4.3.1. Directly terminating obsolete feudalism, dismantling Tran

Trong Kim government, establishing the democratic government systems

in the North Central provinces.

4.3.2. Impacting on the insurrection to seize power in some

provinces in the South Central and Southern Area.

4.3.3. Having a certain influence on the revolutionary of Laos.

4.4. LESSONS LEARNED

4.4.1. Promoting the tradition of patriotism, unity and nation

Page 57: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

building united fronts

4.4.2. Methodology for building revolutionary forces

4.4.3. Seizing opportunities and shuttering the right time

4.4.4. Building Party organizations

CONCLUSION

1. As one of the most important strategic areas of the whole country,

North Central Coast used to be considered as a special "wattle" where so

many heroes were born during the cause of building and protecting the

country. People in the North Central provinces wrote so many glorious pages

with lots of magnificent feat of arms in the battle against invasion and foreign

domination. Before the August Revolution in 1945, the people of the North

Central provinces suffered extremely ruthless exploitation and oppression of

feudalism as well as imperialism. Besides, severe harsh weather events such

as droughts, floods occurring very often made the lives of people from all

classes, especially workers and farmers extremely miserable, destitute. The

above conditions tempered themselves with reciprocal solidarity and support

in life as well as in the heroic struggle against the violence. Before 1930, the

people of the North Central provinces continuously revolted against French

colonialism and feudal henchman but failed. From February 1930, under the

leadership of the Communist Party of Vietnam, together with the people

throughout the country, the people of the North Central provinces rose up with

an incredibly intense atmosphere and the pinnacle of revolutionary movement

1930 - 1931 was the establishment of Soviet power in many villages in Nghe

An and Ha Tinh. The establishment and activities of the Soviet government

showed extraordinary strength, the creativity of the people of the provinces.

They not only smashed the old society, but knew how to set up the new

society as well. In the years 1936 - 1939, when the situation was favorably

developing, under the leadership of the Indochinese Communist Party, the

people of the North Central provinces rebelled to fight for the freedom,

welfare, democracy and became one of the areas remaining strongly

developing movement in the country.

2. From the explosion of the Second World War to the Japanese coup

d'état in French Indochina, revolutionary movement of the North Central

provinces had to undergo very rigorous challenges. The consecutive

terrorisms and repressions extended with an unprecedented scale of French

colonialism, Japanese fascist and their minions resulted in heavy losses of

our Party: the leadership of Central Committee of Communist Party was not

smooth, Central Party Committee no longer existed, communications among

provinces were interrupted, majority of cadres and party members were

arrested, the relationship between Party committees and people was in

Page 58: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

trouble and interrupted. However, those obstacles couldn’t make cadres,

party members and people in these areas which are always rich in

revolutionary traditions and patriotism shrink. The loss and pain, on the

other hand, tempered their power to rise up and win their human rights. It

was also the period when Indochinese Communist Party advocated change

the struggling direction in new historical circumstances. Most of North

Central provinces timely effectuated the struggling policies of the

Indochinese Communist Party, the movement, therefore, still remained

enduringly and continuously without lasting interruption. After breaking off

so many times, once again the movement was restored; this stage developed

better than the previous one. Meanwhile, a number of provincial Party

organizations as Nghe An, Ha Tinh had not caught up the situation to direct

the movement of the people, causing certain impact for the revolutionary

movement. Party organizations and revolutionary establishments, were

almost radically destroyed by French colonialism, Japanese fascist and the

minions. Therefore, the movement of workers and farmers faced many

difficulties.

After September 3rd

, 1945, most of the provinces raced against time

to timely move movement in the area on to pre-uprising period so that it

could catch up with the national one. During the uprising’s urgent

preparation to seize power (from March to August 1945), Party

organizations and Viet Minh in the provinces cleverly incorporated

movements in urban and rural areas. Propping the movement up against the

countryside helped mobilize the movement of masses, but it didn’t mean to

disregard the role of cities. In pursuit of the policies and guidelines of the

central and local reality, Party organizations, Viet Minh Front in those

provinces launched the appropriate movement to meet the earnest desire of

the masses; therefore, they gathered numerous classes of society following

the party’s guideline. However, before and during the pre-uprising period,

the Party organizations, Viet Minh in provinces paid little attention to the

construction of facilities in the mountains and mobilization towards ethnic

minorities to join the revolution, which was considered as a serious

restriction. Moreover, after a contact with the Party Central Committee,

Nghe An and Ha Tinh, on the other hand, still could not reestablish Local

Party which was an unacceptable historical fact. These shortcomings more

or less affected the process of preparation as well as the uprising to seize

power in the provinces.

3. The victory of the August Revolution in 1945 in the North Central

Province was a vivid demonstration of the hormonal connection between the

ways of the Party Central Committee, the guidelines, the measures of the

Party as well as the provinces’ Viet Minh Font and the power struggle of

Page 59: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Vietnamese people who fearlessly fought to gain independence and

freedom. The victory of the insurrection to seize power in the North Central

provinces was the victory of the methods, art of directing the creative

uprising not only uncompromisingly but also flexibly; incorporated between

the politic forces with the armed forces, between propaganda and

persuasion, negotiation with violence ... in order to break down and isolate

the enemy to extreme and enlist the forces so that we could win early and

completely. That was the triumph of the spirit of actively attacking,

assessing the situations, seizing the opportunity and launching the People's

insurgents to seize power. In addition to the common features of such

uprising methods taking place in many provinces and cities nationwide,

Party organizations, some provinces’ Viet Minh Organizations had resolved

timely and creatively many problems in the process to seize power in some

of the district governments of Vinh, Hue and other mountain districts such

as Thanh Hoa, Nghe An that suited to the characteristics of each regional

situation under the motto " "Keeping cool/calm is to cope with multi-

unexpected changes." Since then, they left lots of unique methods to seize

power in comparison with other areas in the whole country. The victory of

the August Revolution in 1945 in the North Central provinces was the

turning point in the development process of the provinces, having a great

influence on the South and Central Provinces as well as having implications

for the cause of Laos’ revolution. The victory put a vital step to create

momentum so that the people of North Central provinces could enter the

period of the struggle to consolidate and protect the people's democratic

government as well as contribute reject foreign historians’ authenticity

allegations on the 1945 August Revolution in Vietnam at the same time.

4. The victory of the August Revolution in 1945 in the North Central

provinces received the important contributions from young intellectuals.

In the tough stages of the revolution in the North Central provinces

(from September 1939 to March 1945), the movement of students, activities

of the National Language Diffusion Association, Scouts Association in

some provinces contributed actively to the propaganda of patriotism,

expanded bloc of national unity, accelerated the process of diversification of

the bourgeois class, enhanced pro-revolutionary forces, added strength to the

struggle of the different strata, prevented intrigue, sabotage of the French

revolution, the Japanese fascists and minions. The day after the Japanese

coup d'état in French Indochina, many young intellectuals contacted with

revolutionary bases in Hanoi so they actively established Viet Minh

organizations such as: Can Loc (Ha Tinh), Hue (Thua Thien) and

accelerated the preparation insurrection to seize power. Besides, many

intellectuals of the Social Youth Organization, New Viet Nam, Frontline

Page 60: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG …

Youth School when being campaigned by cadres and party members joined

the national salvation organizations of Viet Minh Front and became a major

political force, contributing to the establishment of the revolutionary armed

forces of the province. Students from Frontline Youth School themselves

were revolutionary armed forces with especialcomponents who were

educated youth. This was considered the first core armed force of Viet Minh

Thuan Hoa beside the self-defense forces of the Viet Minh Nguyen Tri

Phuong. When the Japanese fascist surrendered unconditionally to the

Allies, a group of young intellectuals were flexible to organize insurrection

to seize power, for instance in Can Loc (Ha Tinh) or become a pioneering

force for insurrection to seize power, for some cases as students from Hue

Frontline Youth school as examples. Many educated youth also undertook

some important tasks of the revolutionary government apparatus in some

localities in the North Central provinces.

5. More than 70 years have gone by since the victory of the August

Revolution in 1945, the country, the society and Vietnamese people, including

the North Central provinces have made strides. Thinking of the past, the

campaign of the August Revolution in 1945 in the North Central provinces

has given to present some practical problems. There are about solidarity, unity

in the internal party organization; the leadership role of the Party in practice to

timely forecast, grasp, answer and reviews the practice; a matter of mobilizing

the whole strength, rely on the people, the close relationship between the Party

and people; the sacrifice, dynamic, flexibility, will of the cadres and Party

members; the creative application the guidelines and policy of the Party into

the specific conditions of localities; a matter of building the great national

unity, promoting the internal resources and people’s spirit of independence

and freedom. Besides, from the identifying the situation, grasping and seizing

the opportunity of the August Revolution in 1945, the North Central provinces

will think of ways to take advantage of opportunities and overcome the

challenges of the areas, country and the world in the cause of industrialization

and modernization./.