tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước...

20
www.vnbaptist.org Bản Tin Liên Hữu 1 BN TIN THÔN NG CÔNG tháng 4 năm 2012

Transcript of tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước...

Page 1: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

www.vnbaptist.org

Bản Tin Liên Hữu 1

BẢN TIN THÔNG CÔNGN TIN THÔNG CÔNGtháng 4 năm 2012

Page 2: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 2

CHUYỆN MỘT BỨC TRANH

Pepita, một thiếu nữ du mục nghèo khổ nhưng rất xinh đẹp, được họa sĩ Stenburg thành phố Dusseldorf Ðức quốc, thuê đứng làm người mẫu cho bức tranh đặc tên là “Cô Vũ Nữ Tây Ban Nha” của chàng. Sững sờ trước cảnh bày trí lạ lùng trong phòng làm việc của họa sĩ, đứng trước mặt chàng, Pepita lần lượt ngắm xem các bức họa xong mới bắt đầu làm mẫu. Bức họa mà nàng ngắm xem lâu hơn hết là bức “Trên Bàn Thờ” vẽ gần xong, trình bày sự đóng đinh của Chúa Giê-su trên cây thập tự. Nàng chỉ vào mặt Cứu Chúa ở trên bức họa, cất giọng run run hỏi:

-Người này là ai? Họa sĩ lơ đảng trả lời:

-Chúa Cứu Thế. -Người ta làm gì cho Người?

-Họ đóng đinh Ngài. Thôi, cô hãy quay sang bên phải một chút. Như thế . . . được rồi. Thiếu nữ hỏi lại:

-Những người có bộ mặt hung ác đứng quanh Người là ai? Stenburg nóng nảy đáp:

-Im nghe! Tôi không có thì giờ nói chuyện. Cô đến đây để làm mẫu chứ không phải để lải nhải.

Thiếu nữ không dám nói nữa, nhưng cứ nhìn vào bức họa và suy nghĩ. Từ đó, mỗi lần tới phòng làm việc là bức họa kia lại khiến cô suy nghĩ miên man. Vì tính ưa tò mò nên nàng dự định cứ đánh liều mà hỏi vài câu. Một hôm nàng bật hỏi:

-Thưa ông, xin nói cho tôi biết tại sao người ta đóng đinh Người? Có phải Người ác quá không?

-Không, trái lại rất lương thiện.

Page 3: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 3

Cả ngày hôm đó nàng chỉ hiểu được có một câu ấy. Nhưng nàng ghi vào lòng và giữ lấy như một của báu, rồi lần sau lại bạo dạn hỏi:

-Nếu Người thật lương thiện, tại sao người ta lại đãi Người như thế? Có phải chỉ làm như vậy trong ít phút rồi người ta thả Người ra không? -Bởi vì . . .

Họa sĩ đứng dậy, đầu hơi nghiêng sửa lại mấy nét bút vừa phác. Thiếu nữ ngập ngừng nhắc lại:

-Bởi vì . . . Họa sĩ quay vào giá vẽ, thấy nét mặt thiếu nữ ưu sầu thì động lòng thương xót.

-Này, tôi sẽ nói cho cô một lần đủ cả. Lần sau, cô không được hỏi nữa nghe không? Ðoạn người họa sĩ kể cho nàng nghe chuyện tích Chúa Giê-su bị đóng đinh trên cây thập tự. Câu chuyện rất mới lạ đối với thiếu nữ, nhưng rất cũ đối với họa sĩ. Chàng dửng dưng kết luận:

-Ngài chết thay cho tất cả tội nhân.

Thiếu nữ nghe rồi thì nước mắt chan hòa. Hai bức họa “Cô Vũ Nữ Tây Ban Nha” và “TrênBàn Thờ” đều xong một lượt. Sau đó Pepita đến thăm phòng làm việc của họa sĩ lần cuối, nàng chẳng màng ngắm bức chân dung tuyệt diệu của mình, nhưng đứng rất lâu bất động như trời trồng trước bức họa Chúa bị đóng đinh. Họa sĩ cất tiếng gọi:

-Lại đây. Này là tiền công của cô. Có lẽ lần sau tôi sẽ cần cô để làm mẫu cho một bức họa khác. Thiếu nữ thong thả đi lại và trân trọng đáp:

-Cảm ơn ông, nhưng xin ông nói cho tôi biết, chắc ông phải yêu mến Người lắm, bởi vì Người đã chịu chết đau đớn tất cả vì ông?

Mặt họa sĩ đỏ bừng vì hổ thẹn. Thiếu nữ bước ra khỏi phòng làm việc, đi mất tăm, nhưng lời nói của nàng vẫn in đậm trong lòng họa sĩ. Chàng tìm cách làm cho quên những lời ấy, nên đem bức họa gửi bán với một giá hạ hơn giá đã định, nhưng rồi câu “tất cả vì ông”vẫn còn văng vẳng bên tai. Rồi mỗi khi ngồi xuống làm việc, câu hỏi này lại vang dội trong lòng chàng: “Ông phải yêu mến Người nhiều lắm phải không?” Chàng lại buồn rầu và không thể cầm bút vẽ gì được nữa.

Page 4: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 4

Một ngày kia, họa sĩ đến thăm ông truyền đạo của thành mình. Khi gặp ông, nào hành vi, nào lời nói của ông, mỗi cái đều tỏ ra là người lấy Chúa Cứu Thế Giê-su làm mọi sự. Và Stenburg tìm thấy trong lòng ông ta một điều gì mà chàng đang khao khát: Một Ðức Tin Sống! Chàng thèm muốn có một đời sống như ông cách lạ lùng.

Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu vào lòng chàng, ngọn lửa yêu thương bật cháy trong linh hồn chàng, một sự sống mới tràn ngập đời chàng, và Chúa Cứu Thế bấy giờ là mọi sự trong mọi sự của chàng. Chàng tự nhủ:

-Vì ta! Ngài đã đau khổ vì ta! Ta phải làm thế nào để rao ra cho người khác về tình yêu thương không bờ bến của Chúa, để Ngài sẽ biến đổi đời họ như Ngài đã biến đổi chính đời ta vậy. Ngài cũng thuộc về họ nữa, nhưng họ đều là những người tăm tối như chính ta lúc trước. Ta sẽ giảng làm sao được, vì không có khẩu tài. Tình yêu thương của Chúa Cứu Thế Giê-su cháy trong lòng ta, nhưng ta không thể lấy lời giải tỏ nó ra được.

Ðang khi suy nghĩ miên man như vậy, họa sĩ lấy ngay một miếng than và phác họa một cái đầu đội mũ bằng gai. Mắt chàng đẫm lệ trong khi làm việc này, và thình lình một ý nghĩ vụt đến trong trí:

-Ta là một họa sĩ! Cây cọ của ta sẽ được dùng để rao giảng tình yêu thương thiên thượng. Trong bức họa “Trên Bàn Thờ” mình chỉ mới vẽ sự đau đớn của nét mặt thương khó, thiếu sống động! Trên đó phải mô tả một tình thương yêu vô tận và sự hi sinh tình nguyện không thể mô tả bằng lời.

Chàng nghệ sĩ liền quỳ gối xuống, cầu nguyện xin Chúa cho chàng có thể nói về Ngài bằng những nét bút. Thế rồi chàng khởi sự sáng tác. Lửa thiên tài bùng cháy đến cực độ, chàng say sưa trong khi đưa từng nét bút trên bức tranh mô tả sự đóng đinh Chúa Giê-su trên thập tự. Chẳng bao lâu bức họa đã hoàn tất. Chàng nhất định không bán, nhưng đem biếu vào viện bảo tàng của thành phố quê hương để treo tại phòng triển lãm

Page 5: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 5

hội họa của viện ấy. Tại đây, mỗi ngày dân chúng thường lũ lượt kéo đến xem tranh ảnh trưng bày ở đó. Lúc ra về hầu hết mọi người đều thì thầm nhắc lại lời ghi dưới bức tranh tuyệt tác:

“Ðây là điều Ta đã làm cho con. Còn con, con đã làm gì cho Ta?”

Mắt ngấn lệ, mỗi người đều yên lặng, một sự yên lặng thấm thía bởi sự cảm xúc vì được biết tình yêu sâu xa của Đức Chúa Trời đối với chính mình.

Stenburg thường trà trộn vào đám đông, đứng vào một góc phòng triển lãm để quan sát những người đang xúm quanh bức tranh của chàng. Một ngày kia chàng để ý trong đám người xem có một thiếu nữ nghèo khổ đang khóc sướt mướt. Chàng tiến lại gần và hỏi:

-Tại sao cô lại quá buồn thảm như vậy? Thiếu nữ quay lại, chính là Pepita, người mẫu của chàng. Nàng thổn thức đáp, tay chỉ vào nét mặt khả kính của Chúa:

-Thưa ông, nếu Ngài cũng thương yêu tôi nữa nhỉ! Nhưng tôi chỉ là một người con gái du mục nghèo khổ. Tình yêu thương ấy chỉ dành cho ông chứ đâu có cho những người như tôi được!

Nói xong, nước mắt thiếu nữ lại tuôn tràn. Nhưng Stenburg đáp: -Pepita ơi! Tình yêu thương ấy cũng dành cho cô nữa!

Rồi Stenburg kể cho nàng truyện tích lạ lùng về tình yêu thương, sự chết chuộc tội, sự sống lại vinh hiển của Chúa. Pepita nghe xong, liền bằng lòng tin nhận Chúa Giê-su làm Chủ đời mình.

Thấm thoát bức tranh của Stenburg đem triển lãm đã được hai năm. Một buổi chiều mùa đông nọ, khi dùng bữa tối xong, họa sĩ Stenburg đem Kinh Thánh ra ngồi đọc bên lò sưởi. Bên ngoài gió rít từng cơn, làm rung cả những cánh cửa sổ nhà chàng. Bỗng có tiếng gõ cửa, chàng liền ra mở. Một người lạ mặt, quần áo đầy tuyết trắng bước vào nói:

-Thưa ông, xin ông đi ngay với tôi vì có một việc rất khẩn cấp.

Page 6: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 6

Bằng một giọng hơi nghi ngại họa sĩ hỏi: -Việc gì vậy? -Tôi không biết, nhưng có một người đang hấp hối muốn nói chuyện với ông. -Ðược, tôi sẽ đi.

Chàng vội vàng vào nhà, khoác áo choàng, rồi hai người cùng ra khỏi nhà, rảo bước trên con đường nhỏ hẹp phủ đầy tuyết trắng. Một lúc sau, họ đã xa thành phố, đến ven một khu rừng, nơi có những chiếc lều vải lụp xụp có vẻ mới được dựng lên. Người lạ tiến vào một trong những chiếc lều ấy và mời họa sĩ cùng vào. Stenburg phải cúi đầu gần sát đất mới vào được trong lều. Ánh trăng mùa đông chiếu lờ mờ vào trong chiếc lều tối đen. Trên đống lá khô được trải làm giường, chàng thấy một thiếu nữ nét mặt xanh xao hốc hác đang nằm yên. Nhờ có ánh trăng nên chàng nhận ra ngay người con gái đó là người đã làm kiểu mẫu cho chàng. Chàng bật kêu:

-Pepita! Nghe tiếng gọi tên mình, hai mắt thâm quầng của thiếu nữ mở ra ngời sáng, trên cặp môi tái nhợt run run hé nở một nụ cười. Nàng gượng chống tay xuống để ngước đầu lên và nói:

-Thật Chúa cũng đã vì tôi mà đến thế gian này. Ngài đã nắm lấy tay tôi, bàn tay có dấu đinh đã từng đổ máu ra. Ngài đã nhỏ nhẹ nói với tôi: Ðây là điều ta đã làm cho con . . . !

Nói xong những lời đó, nàng thở hắt ra, vĩnh biệt mọi người. Vài năm sau đó, chàng họa sĩ truyền đạo cũng từ giã cõi đời. Nhưng câu chuyện chưa chấm dứt ở đây.

Một ngày kia, có một chàng thanh niên quý phái, giàu có ghé lại thành phố Dusseldorf với một đoàn gia nhân sang trọng. Họ dự định ghé thăm thành phố một hôm, rồi hôm sau thẳng đường đi Paris. Trong lúc những người giúp việc đang lo cho ngựa ăn thì chàng thanh niên nảy ra ý định đến thăm viện bảo tàng của thành phố.

Page 7: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 7

Bức tranh được chàng chú ý nhiều nhất và ngắm nhìn mãi là của Stenburg. Chàng thanh niên đọc đi đọc lại mãi lời ghi ở dưới bức tranh, những chữ ấy như có một hấp lực thu hút chàng, đến nỗi chàng như không thể rời đó mà đi được. Có một mãnh lực vô hình nào đó đã bắt phục chàng, cảm động lòng chàng đến nỗi làm chàng tuôn tràn giọt lệ. Giờ đóng cửa viện bảo tàng đã đến, chàng vẫn còn đứng lặng yên chiêm ngưỡng bức tranh, mãi cho đến khi người gác cửa đến bên nhắc nhở mới chịu ra về. Trở về quán trọ, chàng ta bèn bỏ ý định đi Paris, nhưng đem cả đoàn tùy tùng trở về quê hương mình.

Chàng thanh niên ấy là bá tước Zinzendorf, người đã tình nguyện dâng cả đời sống và của cải cho công việc truyền bá Tin Lành của Chúa Giê-su, và cũng là người đã sáng lập giáo phái Maravie. Tất cả sự dâng hiến trên đều do lời nhắc nhở êm đềm nhỏ nhẹ dưới bức tranh, mô tả tình yêu tuyệt vời của Đức Chúa Trời đối với con người qua sự chết trên cây thập tự của Chúa Giê-su!

“Ðây là điều Ta đã làm cho con. Còn con, con đã làm gì cho Ta?”

Thưa quý vị! Nhân mùa lễ Phục Sinh là mùa kỷ niệm sự chết và sống lại của Chúa Giê-su, nên hai câu trên cũng là lời nhắc nhở đến với mỗi chúng ta. Sách Rô-ma 4:25 viết: “Ngài đã bị nộp vì tội lỗi chúng ta, và sống lại vì sự xưng công bình của chúng ta.”Thật Chúa đã làm mọi sự vì chúng ta! Thập tự giá qua sự chết của Chúa Giê-su là biểu tượng tình yêu cao cả của Đức Chúa Trời đối với nhân loại, nhưng Chúa Giê-su không chỉ chết mà Ngài đã sống lại như thiên sứ nói với những người đàn bà đến thăm mộ Ngài rằng: “Ngài không ở đây đâu; Ngài sống lại rồi, như lời Ngài đã phán. Hãy đến xem chỗ Ngài đã nằm” (Ma-thi-ơ 28:6). Ấy là mục đích và thông điệp của Đức Chúa Trời cho mọi chúng ta. Chúa chết thay để chúng ta được sạch tội, và rồi sống lại để cho chúng ta được hy vọng sống. Vậy thì, chúng ta phải làm gì cho Chúa đây? Ðối với quý vị là những người chưa biết Chúa, thì điều mà quý vị nên làm, là hãy mau đặt niềm tin nơi Ngài để được cứu, vì những gì mà Đức Chúa Trời đòi buộc về tội lỗi của nhân loại, Chúa Giê-su đã trả xong hết trên cây thập tự rồi. Còn với quý vị là những người đã tin nhận Chúa, thì hãy sống xứng đáng với sự hy sinh cao cả của Ngài, để làm một chứng nhân tốt truyền rao ra sự chết và sống lại của Chúa cho đến khi Ngài đến!

Mục Sư Ức Chiến Thắng

Page 8: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 8

HỘI THÁNH BÁP-TÍT TÌNH THƯƠNG 13220 – 156th Ave., SE.

Renton, WA 98059Mục Sư Phan Phước Lành, Quản Nhiệm

(206) 240-2605 (C)E-mail: [email protected]

NGÔI THÁNH ĐƯỜNG VỪA MỚI ĐƯỢC TRÙNG TU XONG

Page 9: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 9

CHÚA GIÊ-SU:DIỄN TIẾN TỪ THỨ SÁU THÁNH ĐẾN CHÚA NHẬT PHỤC SINH

MSTS Christian Phan Phước Lành

Chúng ta đang bước vào Tuần Lễ Thánh để chuẩn bị kỷ niệm ngày Thứ Sáu Thánh (Good Friday) và Chúa Nhật Phục Sinh (Easter Sunday). Kinh thánh viết rất nhiều về những ngày cuối cùng của Chúa Giê-su trên đất trước khi Ngài thăng thiên về trời. Đặc biệt trong Phúc âm Giăng có đến 8 chương (từ 13 đến 20) viết về diễn tiến của những ngày này. Cùng ôn lại diễn tiến mà Chúa Giê-su đã trải qua từ Thứ Sáu Thánh đến Chúa Nhật Phục Sinh là điều cần làm. Dưới đây là bảng tóm lược những sự kiện của diễn tiến này.

Âm Mưu Bán Chúa. Những người lãnh đạo Do-thái lúc bấy giờ âm mưu giết Chúa Giê-su vì ba lý do chính: (1) Ngài nói thẳng về những điều sai trật của họ, (2) Dân chúng theo Ngài càng ngày càng đông và (3) Thời điểm để Ngài hy sinh đã đến. Đây là chương trình của Đức Chúa Trời. Giu-đa Is-ca-ri-ốt, một trong mười hai môn đệ của Ngài, đi đến các Thầy tế lễ vào tối thứ Năm và cam kết bán Chúa Giê-su cho họ với giá 30 miếng bạc (Mathiơ 26:14-16, Mác 14:10-11, Luca 22:3-6, Giăng 13:27).

Thánh Lễ Tiệc Thánh. Chúa Giê-su cử hành lễ Tiệc Thánh vào tối thứ Năm, ngày 14 tháng Nissan theo lịch Do-thái. Ngài (1) lấy bánh, (2) tạ ơn, (3) bẻ ra và (3) phân phát cho mọi người. Đây là biểu tượng về sự phó chính mạng sống của Ngài vì nhân loại. Ngài cũng tiên tri về sự hy sinh và phục sinh của Ngài. Chúa Giê-su cũng rửa chân cho các môn đệ để dạy họ về mô hình của phong cách lãnh đạo tôi tớ (servant leadership) phục vụ nhau (Mathiơ 26:20-35, Mác 14:17-26, Luca 22:14-30, Giăng 13:21-30, 1Cor 11:23-29).

Nơi Bị Bắt. Sau bữa tiệc ly, Chúa Giê-su cùng các môn đồ đi đến vườn Ghết-sê-ma-nê. Tại đây Ngài cầu nguyện rất tha thiết trước khi bị quân của Thầy tế lễ cả bắt. Những giọt mồ hôi rơi xuống như những giọt máu. Ngài tha thiết xin Cha cất chén này ra khỏi Con nhưng không theo ý Con mà theo ý Cha. Chén đau thương này chính là giây phút từ khước của Chúa Cha đối với Chúa Con vì trên thân thể Chúa Con mang đầy tội lỗi của cả nhân loại. (Mathiơ 26:36-46, Mác 14:32-42, Luca 22:39-46).

Chúa Bị Bắt. Quân của Thầy tế lễ cả bắt Chúa Giê-su vào giữa khuya tại vườn Ghết-sê-ma-nê qua dấu hiệu “cái hôn phản bội” của Giu-đa (Mathiơ 26:47-56, Mác 14:43-52, Luca 22:47-53, Giăng 18:1-11).

Phiên Xử Lần I. Phiên xử bất hợp pháp đầu tiên vào ban đêm do ông An-ne, nguyên là Thầy tế lễ cả và là nhạc phụ của Thầy tế lễ cả đương thời, Cai-phe (Giăng 18:12-24). Sứ đồ Phi-ê-rơ chối Chúa lần thứ nhất (Mathiơ 26:70, Giăng 18:17).

Page 10: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 10

Phiên Xử Lần II. Phiên xử bất hợp pháp thứ nhì vào ban đêm do Thầy tế lễ cả Cai-phe chủ tọa. Phiên xét xử này diễn ra ngay sau sự tra hỏi của ông An-ne. Ông Cai-phe dựng lên nhiều nhân chứng để vu cáo Chúa, nhưng họ không tìm ra được bằng chứng gì. Riêng Chúa Giê-su thì yên lặng trước những vu cáo của những người ấy. Sau khi không có cơ sở kết tội Chúa, ông Cai-phe gán cho Chúa Giê-su tội lộng ngôn vì dám xưng mình là “Con Đức Chúa Trời, ngồi bên hữu Đức Chúa Trời và về sau sẽ ngự trên mây từ trời mà xuống” (Mathiơ 26:57-68). Sứ đồ Phi-ê-rơ chối Chúa thêm hai lần nữa trước khi gà gáy (Mathiơ 26:71, 74).

Phiên Xử Lần III. Phiên xử thứ ba do Tòa Công Luận (Sanhedrin). Sáng sớm thứ Sáu, một hội đồng gồm các trưởng lão, các thầy tế lễ và các thầy thông giáo (người dạy luật pháp) nhóm lại để tìm cách giết Chúa Giê-su. Một hội đồng chưa xử mà đã có kế hoạch giết người vô tội. Vì không được quyền xử tử người, họ giải Chúa Giê-su qua Thống đốc Phi-lát, áp lực ông dùng uy quyền La-mã để ban lệnh xử tử Chúa Giê-su (Mathiơ 27:1-2, Mác 15:1, Luca 22:66-71).

Phiên Xử Lần IV. Phiên xử thứ tư do Thống đốc Phi-lát chủ tọa. Ông Thống đốc không tìm ra được bằng chứng nào kết tội Chúa Giê-su và cho đám đông biết rằng ông muốn thả Chúa Giê-su. Nhưng đám đông bị các Thầy tế lễ xúi giục không cho ông Thống đốc tha Chúa Giê-su (Mathiơ 27:11-14, Mác 15:2-5, Luca 23:1-5, Giăng 18:28-37).

Phiên Xử Lần V. Phiên xử thứ năm do vua chư hầu Hê-rốt đảm trách. Vì không tìm thấy tội nơi Chúa Giê-su nên ông Phi-lát truyền đem Chúa Giê-su đến vua chư hầu Hê-rốt An-ti-pat là người cai trị vùng Ga-li-lê nơi Chúa Giê-su trưởng thành, đang ở Giê-ru-sa-lem để dự Lễ Vượt Qua. Vua Hê-rốt rất muốn gặp Chúa Giê-su để xem Ngài làm phép lạ nhưng Ngài làm thinh. Ông cũng không kết tội gì cho Chúa Giê-su và sai người dẫn về lại cho Thống đốc Phi-lát (Luca 23:6-12).

Phiên Xử Lần VI. Phiên xử thứ sáu do Thống đốc Phi-lát chủ trì. Thống đốc triệu tập các Thầy tế lễ và những người lãnh đạo dân chúng lại và công bố rằng ông và vua Hê-rốt không tìm thấy Chúa Giê-su có tội gì cả, như vậy, ông quyết định thả Chúa Giê-su nhân dịp Lễ Vượt Qua vì thường nhân dịp lễ có tục lệ thả tử tù. Nhưng các lãnh đạo Do-thái yêu cầu thả Ba-ra-ba, một kẻ giết người và đòi đóng đinh Chúa Giê-su. Vì áp lực quá mạnh đến từ phía người Do-thái, Thống đốc cho đánh đòn Chúa Giê-su, dầu vậy đoàn dân tiếp tục cương quyết đòi đóng đinh Chúa, cho nên, vị Thống đốc lấy nước rửa tay vô tội và giao Chúa Giê-su cho người Do-thái đóng đi (Mathiơ 27:15-26, Mác 15:6-15, Luca 23:13-25, Giăng 18:38-19:16).

Via Dolorasa - Đường Khổ Nạn. Chúa Giê-su mang trên vai thập giá đi qua các đường phố Giê-ru-sa-lem để đến Gô-gô-tha (đồi sọ), nơi Ngài bị đóng đinh. Vì bị quá nhiều trận đòn, Ngài không còn đủ sức để vác thập giá trọn đoạn đường dài, quân lính bắt Si-môn vác thay cho Ngài (Mathiơ 27:32-34, Mác 15:21-24, Luca 23:26-31, Giăng 19:17).

Tại Gô-Gô-Tha. Vào giữa trưa, Chúa Giê-su bị đóng đinh cùng với hai tử tù, một trong hai người tin Chúa và được cứu rỗi linh hồn. Những người lính bắt thăm chia áo choàng của Ngài, cười nhạo Ngài và treo bản “Người Này Là Vua Dân Do-Thái” ở thập giá phía trên đầu Ngài (Mathiơ

Page 11: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 11

27:35-44, Mác 15:25-32, Luca 23:32-43, Giăng 19:18-27).

Bảy Lời Cuối Cùng Trên Thập Giá. (1) Sự tha thứ. Ngài nói với Đức Chúa Cha, “Xin Cha thathứ cho họ, vì họ không biết họ đang làm gì – Father forgive them, for they know not what they do” (Luca23:34); (2) Sự cứu chuộc. Ngài nói với kẻ giết người, “Thật vậy, Ta nói cùng anh, chính hôm nay anh sẽ ở với Ta trong Thiên Đàng – Truly, I say to you, today you will be with me in Paradise” (Luca 23:43); (3) Sự liên hệ. Ngài nói với mẹ Mari và sứ đồ Giăng, “Thưa bà, đây là con của bà” và “đây là mẹ của anh”; (4) Sự từ khước – Chén đau thương. Ngài thưa với Đức Chúa Cha đang khi trên thân thể Ngài mang đầy mọi tội lỗi của nhân loại, “Đức Chúa Trời tôi ơi, Đức Chúa Trời tôi ơi, sao Ngài lìa bỏ tôi – Eloi, Eloi, Lama Sabachthani?” (Mat 27:46 và Mác 15:34); (5)Sự thống khổ. Ngài nói với những người lính, “Ta khát – Ithirst” (Giăng 19:28); (6) Sự đắc thắng. Ngài công bố về sự hoàn tất chương trình cứu rỗi cho nhân loại, “Mọi sự đã hoàn tất – It is finished” (Giăng 19:30); (7) Sự đoàn tụ. Ngài nói với Đức Chúa Cha, “Cha ơi, trong tay Cha, tôi giao phó linh hồn – Father, into your hands I commit my spirit” (Luca 23:46).

Chúa Hy Sinh. Chúa Giê-su tắt hơi lúc 3 giờ chiều thứ Sáu trước ngày Sa-bát. Bức màn ngăn cách nơi chí thánh và nơi thánh trong đền thờ Giê-ru-sa-lem bị xé đôi, cũng có động đất rất lớn xảy ra ngay trong giờ ấy (Mathiơ 27:45-56, Mác 15:33-41, Luca 23:44-49, Giăng 19:28-37).

Chúa Được An Táng. Ông Nghị Viên Giô-sép ở thành A-ri-ma-thê, một môn đồ của Chúa Giê-su, xin Thống đốc Phi-lát cho chôn Chúa trong phần mộ quí để dành cho chính mình. Vì Chúa Giê-su có tiên tri rằng Ngài sẽ sống lại sau ba ngày, cho nên qua ngày hôm sau, thứ Bảy, các Thầy tế lễ và Pha-ri-si niêm phong mồ Ngài lại và sai quân lính canh giữ một cách nghiêm ngặt để không ai có thể đánh cắp xác của Chúa (Mathiơ 27:57-61, Mác 15:42-47, Luca 23:50-56, Giăng 19:38-42).

Chúa Phục Sinh. Ngày thứ nhất trong tuần, tức là Chúa Nhật, khi trời vừa sáng, quân lính đang canh giữ mộ cùng với quý bà Mari Ma-đơ-len và một Mari khác đến thăm mộ của Chúa, họ chứng kiến cảnh thiên sứ mặc áo trắng, tỏa hào quang, từ trời giáng xuống, khiến đất rúng động dữ dội, mở toang hòn đá lớn đang chắn cửa mộ phần và ngồi ở trên. Thiên sứ bảo cùng với họ rằng đừng sợ vì Chúa Giê-su đã phục sinh như lời Ngài đã phán trước (Mathiơ 28:1-7, Mác 16:1-8, Luca 24:12, Giăng 20:1-10).

Chúa Hiện Ra. Sau khi Phục Sinh, Chúa Giê-su ở trên đất 40 ngày, hiện ra, dạy dỗ và trao trọng trách giảng Phúc Âm khắp đất cho các môn đệ Ngài (Công vụ 1:3). Ngài gặp Mari Ma-đơ-len và Mari khác (Mathiơ 28:10), gặp hai người tại Em-ma-út (Luca 24:13-32), gặp các môn đồ đang nhóm lại trong phòng kín nhưng không có Thô-ma (Giăng 20:19-23), cách tám ngày sau, gặp các môn đồ nhóm lại có

Page 12: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Thôma (Giăng 20:26-31), gặp các môn đồ đang đánh cá tại biển Ti& Giăng (Giăng 21:15-23, Luca 24:33), g(1Côrinhtô 15:7), gặp 11 môn đồ tr28:16).

Chúa Thăng Thiên. Chúa Giê-su dru-sa-lem, ban phước cho họ rồi Ng

Chúa Giê-su phán trước khi thăng thi“Hết thảy quyền bính ở trên trời và dưhãy nhân danh Đức Cha, Đức Con vcả mọi điều mà Thầy đã truyền cho anh em. Nầy, Thầy th(Mathiơ 28:18-20).

Bản Tin Liên Hữu 12

ặp các môn đồ đang đánh cá tại biển Ti-bê-ri-át (Giăng 21:123, Luca 24:33), gặp hơn 500 môn đồ (1Côrinhtô 15:6), gặp Gia

ặp 11 môn đồ trên núi trong xứ Ga-li-lê trước khi Ngài thăng thiên v

su dẫn các môn đồ đến thành Bê-tha-ni, khoảng 2km phía đông của Giớc cho họ rồi Ngài lên trời trước sự chứng kiến của họ (Mác 16:19

ớc khi thăng thiên:à dưới đất đã trao phó cho Thầy. Vậy, hãy đi và môn đ

ức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh mà làm phép Báp-têm cho hền cho anh em. Nầy, Thầy thường ở cùng anh em luôn cho đ

át (Giăng 21:1-14), gặp Si-môn ồ (1Côrinhtô 15:6), gặp Gia-cơ, em của Ngài

ài thăng thiên về trời (Mathiơ

ảng 2km phía đông của Giê-ớc sự chứng kiến của họ (Mác 16:19-20, Luca 24:50-52).

đi và môn đệ hóa muôn dân, têm cho họ và dạy họ giữ hết

ùng anh em luôn cho đến tận thế”

Page 13: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 13

HỘI THÁNH BÁP-TÍT HIGH POINT 405 N. Main St.

High Point, NC 27260Mục Sư Cao Bảo Tài, Quản Nhiệm

(336) 202-5018 (O)E-mail: [email protected]

HỘI THÁNH ĐANG THỜ PHƯỢNG TRONG NGÀY CHÚA NHẬT

Page 14: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 14

HỘI THÁNH BÁP-TÍT THIÊN ÂN 2900 SW. Myrtle St.Seattle, WA 98146

Mục Sư Nguyễn Hữu Trang, Quản Nhiệm (206) 762-7243 (H)

E-mail: [email protected]

HỘI THÁNH THỜ PHƯỢNG CHÚA TRONG NGÀY LỄ MẸ

Page 15: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 15

ĐẠI HỘI LIÊN HỮU TIN LÀNH BÁP-TÍT VIỆT NAM

Đại Hội Liên Hữu Tin Lành Báp-tít lần thứ 28 sẽ được tổ chức tại Virginia từ Thứ Tư 4 đến Thứ Bảy 7 tháng 7 năm 2012. Ước mong rằng mỗi chúng ta sẽ đều gặp nhau tại đó, để vừa tham dự Đại Hội mà vừa thăm viếng vùng Washington D.C. thủ đô của Hoa Kỳ.

Page 16: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 16

THƯ MỜI ĐẠI HỘI 28

Đại Hội Liên Hữu Tin Lành Báp-tít Việt Nam - Hoa Kỳ

Washington D.C., ngày 16 tháng 1, 2012

Kính gởi: Quý Mục Sư, Ban Lãnh Đạo, và toàn thể quý tín hữu thuộc Liên Hữu Tin Lành Báp-tít Nam Phương tại Hoa Kỳ.

Chúng tôi vui mừng viết thư này đến cho quý vị để chúng ta cùng nhau chuẩn bị cho Đại Hội Liên Hữu Tin Lành Báp-tít Nam Phương Toàn Quốc lần thứ 28 vào ngày 04 đến ngày 07 tháng 07 năm 2012 tại vùng Washington DC.

Kính thưa quý vị,

Đại Hội 28 là một Đại Hội đặc biệt vì nhiều lý do. Thứ nhất, Đại Hội 28 là Đại Hội Báp-tít lần thứ nhì tại vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn kể từ Đại Hội 11 (1995). Đây là một cơ hội cũng là một vinh dự lớn lao cho các Hội Thánh vùng Đông Bắc Hoa Kỳ hợp tác đón Đại Hội về đây.

Thứ nhì, Đại Hội 28 có một chủ đề đặc biệt: “Xin Hãy Sai Con!” Câu gốc Đại Hội trong Ê-sai 6:8 là một lời nguyện dấn thân theo tiếng Chúa gọi khi nhìn vào cánh đồng lúa chín vàng của dân tộc chúng ta tại hải ngoại cũng như tại quê nhà. Chúng ta đang sống trong giai đoạn khẩn trương và chiến lược để chinh phục linh hồn cùng xây dựng Vương Quốc Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy cùng đến Đại Hội 28 với tấm lòng tan vỡ trước mặt Đức Chúa Trời vinh hiển để nhận sứ mệnh rao giảng Danh Ngài.

Thứ ba, Đại Hội 28 được tổ chức tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Đây là trung tâm văn hóa, chính trị, văn học, khoa học, báo chí và lịch sử của Hòa Kỳ. Quý vị có thể đến thăm Nhà Trắng, Nhà Quốc Hội, Tối Cao Pháp Viện, Thư Viện Quốc Hội, các tượng đài kỷ niệm lịch sử như: Việt Nam Memorial, Washington Memorial, Lincoln Memorial... Cơ Quan in Bạc Quốc Gia, hệ thống Viện Bảo Tàng Smithsonian, Thảo Cầm Viên và quý vị có dịp kinh nghiệm sử dụng xe điện của Thủ Đô (Metro).

Vì vậy, chúng tôi kêu gọi quý tôi con Chúa khắp nơi cùng chúng tôi:

1. Dốc lòng cầu nguyện cho Đại Hội 28 2. Nhiệt tình khích lệ Hội Thánh tham dự Đại Hội 28 3. Chuẩn bị ghi danh sớm cho Đại Hội 28 tại www.daihoibaptit.org

Chúng tôi sẽ cố gắng thông tin cho quý vị thường xuyên về Đại Hội 28 kể từ hôm nay. Nguyện công việc quyền năng của Chúa sẽ được bày tỏ giữa vòng chúng ta.

Kính chúc hết thảy quý vị một Năm Mới bình an, kết quả cho Chúa chúng ta. Mong được gặp hết thảy quý vị tại Đại Hội 28.

Thay lời Ban Tổ Chức,

Mục Sư Hà Quan Ngọc

Page 17: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 17

Đây là tấm hình của Hội Thánh Báp-tít Phước Hạnh ở South Carolina. Hội Thánh đang tìm mời Mục Sư Quản Nhiệm. Quý tôi tớ nào được sự cảm động xin vui lòng liên lạc. Cảm ơn nhiều!

Hội Thánh Báp-tít Phước Hạnh 4 Woodland Ln.Greenville, SC 29615

Ông Võ Văn Tâm, Trưởng Ban Chấp Hành: 403 E. SunsetstripSeneca, SC 29672 (864) 885-9475 (H) & (903) 458 5523 (C)

Anh Đào Minh Phương, Thư Ký 102 Sutherland Hill DrGreenville, SC 29615 (864) 354-6031 (C)E-mail: [email protected]

Page 18: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 18

CẬP NHẬT HÓA THÔNG TIN MỚI NHẤT

NIÊN GIÁM 2012-2013

Ban Chấp Hành Liên Hữu vẫn đang còn cập nhập danh sách Niên Giám, nên xin quý vị gởi những thông tin cần sửa đổi đến. Mong rằng sự cập nhập này sẽ cho chúng ta có được thông tin chính xác hơn.

–Tất cả sự dâng hiến cho Liên Hữu Tin Lành Báp-tít Việt Nam xin quý vị vui lòng gởi về Tổng Thủ Quỹ theo địa chỉ sau đây:

Mục Sư Nguyễn Văn Trọng 616 Balleywood Rd.Irving, TX 75060

–Quý Mục Sư và quý Hội Thánh nào muốn được gia nhập Liên Hữu Báp-tít, xin e-mail về [email protected] để chúng tôi gởi mẫu đơn đến. Điền xong xin gởi về Tổng Thư Ký theo địa chỉ:

Mục Sư Ức Chiến Thắng 3417 Applegate StreetPensacola, Florida 32514

–Những bài viết cùng thư từ cho Đặc San TIN & SỐNG, xin quý vị liên lạc với Chủ Biên là Mục Sư Nguyễn Công Văn theo địa chỉ và e-mail sau đây:

P.O. BOX 700354San Jose, California 95170 (408) 246-5457E-mail: [email protected]

BẢN TIN THÔNG CÔNG

Tờ Bản Tin Thông Công phát hành mỗi tháng một lần được gởi đi cách rộng rãi đến nhiều nơi, tại Hoa Kỳ cũng như các nơi khác trên thế giới. Quý vị có thể gởi thông tin, hình ảnh chia sẻ với chúng tôi qua e-mail [email protected] cùng giúp phổ biến tờ Bản Tin này đến cho thêm nhiều người đọc.

BAN CHẤP HÀNH LIÊN HỮU

Chủ Tịch Mục Sư Nguyễn Tấn Dương

[email protected]

Phó Chủ Tịch Mục Sư Phan Phước Lành

[email protected]

Tổng Thư Ký Mục Sư Ức Chiến Thắng

[email protected]

Tổng Thủ Quỹ Mục Sư Nguyễn Văn Trọng

[email protected]

Page 19: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 19

Lời Phước Hạnh là Mục Vụ Truyền Giáo nhắm vào những người chưa tin nhận Chúa. Chương trình này đã được nhiều nơi hưởng ứng, CD đã được copy ra thành nhiều bản và được phân phối ở nhiều nơi. Quý vị nào muốn được CD để cho người thân, bạn hữu, quý thân hữu của mình thì xin liên lạc với:

Chương Trình Lời Phước Hạnh 5006 Aberdeen Ct.Tampa, Florida 33624 (813) 960-5331E-mail: [email protected]

VIỆN THẦN HỌC www.vbtsonline.org

CƠ QUAN TRUYỀN GIÁO www.vietnamesemissionboard.org

CƠ QUAN XUẤT BẢN

Viện Trưởng Mục Sư Trần Đào

[email protected]

Giám Đốc Mục Sư Nguyễn Văn Huệ

[email protected]

Giám Đốc Mục Sư Trần Lưu Chuyên

972-877-4642 [email protected]

LIÊN ĐOÀN NAM GIỚI http://ldng09.blogspot.com/

LIÊN ĐOÀN PHỤ NỮ www.phunu.vnbaptist.org

LIÊN ĐOÀN THANH NIÊN

Liên Đoàn Trưởng Mục Sư Võ Ngọc Triển

[email protected]

Liên Đoàn Trưởng Bà Nguyễn Ngọc Khánh

[email protected]

Liên Đoàn Trưởng Mục Sư Trương Công Đạt

[email protected]

Page 20: tháng 4 năm 2012 4-2012.pdf · Ông truyền đạo cho chàng mượn một cuốn Tân Ước đem về đọc, vì Thánh Kinh lúc ấy rất hiếm. Một ánh sáng chiếu

Bản Tin Liên Hữu 20

Xin quý vị vào website www.youversion.com download các bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt xuống điện thoại di động hoặc iPad để đọc. Trang website này có đăng nhiều bản dịch Kinh Thánh thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau. Riêng tiếng Việt có tới 3 bản dịch Kinh Thánh, nên mời quý vị vào để download xuống.